3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi
3.3.3 Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu
a. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Hiện nay, gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với nước xuất khẩu gạo lớn mà điển hình là Thái Lan với chính sách hướng vào xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo. Chính vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp này với mong muốn cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trước các đối thủ truyền thống. Qua đó giúp doanh nghiệp tiếp tục đứng vững ở các thị trường truyền thống cũng như phát triển thị phần, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
b. Nội dung giải pháp
Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Tây Phi là thị trường dễ tính, miễn sao
giá cả phù hợp và chất lượng ổn định là được. Các loại gạo 5%, 25% và 100% tấm được người tiêu dùng khu vực Tây Phi ưa chuộng và đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường nhờ vào chất lượng gạo phù hợp với giá bán khá cạnh tranh. Để nâng cao khả năng cạnh tranh gạo Việt Nam, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển sản phẩm gạo có phẩm cấp phổ biến vốn là các loại gạo mà Việt Nam có lợi thế sản xuất. Với sản lượng lớn nhờ vào năng suất lúa cao, kinh nghiệm canh tác sành sỏi, điều kiện sản xuất thuận lợi..., các doanh nghiệp sẽ dễ dàng xâm nhập sâu và lâu dài vào khu vực còn rất nhiều tiềm năng này.
Trong thời gian tới, khi mức sống của người dân Tây Phi ngày một nâng cao, nhu cầu mặt hàng gạo sẽ đa dạng hơn, đặc biệt là xu hướng tiêu thụ loại gạo có chất lượng cao sẽ gia tăng. Vì thế, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu gạo với chủng loại đa dạng, đi đôi với việc tăng dần tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao cấp hơn như gạo thơm, gạo đồ cũng như các loại gạo đặc sản của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng thị trường trong tương lai.
Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo hiện đại với sức chứa lớn.
Hàng năm, thị trường Tây Phi có nhu cầu nhập khẩu từ thế giới rất lớn với gần 6 triệu tấn gạo. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam do khơng có kho chứa hay sức chứa của kho không đủ lớn, nên họ luôn bị áp lực phải bán ngay sau khi gom đủ hàng, ngay cả khi giá gạo ở mức rất thấp. Đặc biệt vào những thời điểm mà thị trường Tây Phi cần nguồn gạo với khối lượng lớn thì doanh nghiệp Việt Nam lại không thể đáp ứng được. Vì thế, doanh nghiệp đành phải bỏ lỡ cơ hội vào tay đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan nhờ hệ thống kho dự trữ dồi dào của mình.
Để khắc phục được vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải kết hợp với các địa phương tăng cường qui hoạch, đầu tư xây dựng kho chứa lúa gạo có cơng suất đủ lớn với trang thiết bị hiện đại để bảo quản sản phẩm dài hạn, chủ động xuất khẩu có hiệu quả. Phương án phát triển hệ thống kho của doanh nghiệp được chia làm hai phần: một phần là tích cực sửa chữa nâng cấp hệ thống kho cũ và một phần là đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới các kho, tập trung chủ yếu tại các khu vực trọng điểm, thuận tiện giao thông và gần cảng biển như tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Khi có kho chứa đủ lớn, doanh nghiệp có thể đợi lúc nào được giá mới bán, tăng hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là nước xuất
khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới và đã tham gia xuất khẩu qua nhiều thập niên, nhưng gạo Việt Nam vẫn chỉ biết đến là loại gạo trắng bình thường, chưa có thương hiệu chính thức trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Thái Lan có gạo nổi tiếng trên thế giới như Hom Mali, Jasmine; Ấn Độ và Pakistan có gạo Basmati.
Các doanh nghiệp cần liên kết với nhà khoa học, nhà sản xuất, các địa phương cùng với các cơ quan ban ngành dưới sự điều tiết của VFA nhằm xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh với giống lúa đặc trưng, phù hợp cho xuất khẩu; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng riêng cho gạo Việt Nam; ổn định chất lượng và nguồn hàng xuất khẩu; hoàn thiện và đổi mới từ khâu thiết kế, tổ chức canh tác sản xuất đến khâu thu hoạch, chế biến, phân loại, hệ thống kho bảo quản, vận chuyển, tổ chức xuất khẩu...
Song song đó, doanh nghiệp cần lập ra một kế hoạch tối ưu nhằm phổ biến rộng rãi thương hiệu gạo Việt Nam đến thị trường bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác ở Tây Phi. Có như vậy, thương hiệu gạo Việt Nam sẽ được người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và chấp nhận lâu dài, nâng cao được tính cạnh tranh trên thị trường. Khi đã xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ bản quyền của mình tại thị trường nước sở tại nhằm tránh bị các đối thủ khác sử dụng.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện được giải pháp này thì địi hỏi phải có sự phối hợp hữu hiệu của bốn thành phần tham gia trong chuỗi giá trị hạt gạo Việt Nam. Chỉ có như vậy thì mới có thể nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu. Ngồi ra, một điều kiện khơng thể thiếu khi thực hiện giải pháp này là doanh nghiệp cần có nguồn tài chính đủ mạnh hoặc có chính sách hỗ trợ về vốn vay, về kinh phí của nhà nước để có thể đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
d. Lợi ích dự kiến đạt được và khó khăn khi thực hiện giải pháp
Giải pháp trên nếu được tổ chức thực hiện tốt thì sẽ mang lại một số lợi ích dự kiến như doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi nhuận cho mình, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam trên thị trường thế giới trong đó có Tây Phi, góp phần điều tiết thị trường gạo toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động quyết định bán hàng khi có lợi nhất, qua đó tạo uy tín cho doanh nghiệp trước các đối tác Tây Phi. Mặt khác, đầu ra của người nông dân sẽ được ổn định với giá tốt, góp phần cải thiện đời sống của họ.
Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn về vốn, kinh phí thực hiện. Bên cạnh đó, do thời gian thực hiện lâu dài, trình độ nhân lực và trang thiết bị hạn chế, thiếu sự gắn kết giữa bốn nhà... nên nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.