Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 53)

Đơn vị tính: Ngàn tấn

Chủng loại

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(*)

Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng 5% tấm 1.066 23,3% 1.747 36,8% 2.410 39,8% 2.414 35,7% 10% tấm 82 1,8% 44 0,9% 94 1,6% 98 1,5% 15% tấm 1.508 32,9% 997 21,0% 1.074 17,7% 1.302 19,3% 25% tấm 1.367 29,9% 1.454 30,6% 1.573 26,0% 2.141 31,7% 100% tấm 28 0,6% 182 3,9% 375 6,2% 244 3,6% Gạo thơm 112 2,5% 105 2,2% 240 4,0% 273 4,0% Loại khác 418 9,1% 216 4,6% 287 4,7% 282 4,2% Tổng 4.580 100% 4.745 100% 6.053 100% 6.754 100%

Nguồn:Tổng cục Hải quan, VFA; (*): ước đạt

Giá gạo Việt Nam trong năm 2010 đã diễn biến rất khác biệt so với mọi năm, giá ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2010, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào những tháng cuối năm. Tháng 11 năm 2010, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 481 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 43 USD/tấn; còn gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 28 USD/tấn

(Chi tiết về Giá gạo xuất khẩu của một số nước xin tham khảo ở phụ lục số 08). Qua phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo, ta thấy rằng Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cả về sản lượng và giá trị, tiếp tục đứng vững ở vị trí số hai. Hiện tại gạo Việt Nam đã được xuất khẩu khắp các châu lục, nhiều nhất vẫn là thị trường Châu Á và Châu Phi. Nhìn chung, Việt Nam đã nỗ lực đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu. Tuy nhiên xét về chất lượng gạo xuất khẩu, cho dù được phân chia theo phẩm cấp từ gạo chất lượng thấp đến chất lượng cao thì giá bán gạo Việt Nam vẫn cịn ở mức thấp so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Trên thực tế, dù có là gạo cấp cao hay cấp thấp, thì thật ra gạo Việt Nam cũng chỉ bằng gạo trắng loại thường của Thái. Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách kinh doanh lúa gạo hướng vào xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, số lượng và giá trị xuất khẩu.

2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi 2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi 2.2.1 Giới thiệu chung về Tây Phi

Tây Phi là khu vực ở cực Tây của lục địa Châu Phi. Tây Phi tiếp giáp với Đại Tây Dương, trải dài trên một diện tích hơn 5 triệu km2 (khoảng một phần năm Châu Phi) và bao gồm 15 quốc gia chính thức: Benin, Burkina Faso, Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone và Togo. Đồng thời, tất cả 15 quốc gia này cũng là thành viên của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS). Ngồi ra cịn có thể kể đến Mauritania, một quốc gia vừa thuộc Tây Phi vừa thuộc Bắc Phi. Dân số khu vực Tây Phi năm 2009 gần 300 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số Châu Phi.

Thị trường Tây Phi nói riêng, Châu Phi nói chung có sức mua các mặt hàng thiết yếu mạnh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế khu vực này đã có những chuyển biến đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách kinh tế tập trung ở nhiều ngành và lĩnh vực, mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, Tây Phi đã được nhiều cơng ty, nhiều tập đồn đa quốc gia và cả chính phủ các nước Âu, Á, Mỹ nhịm ngó và khơng tiếc tiền đầu tư nhằm tìm kiếm các cơ hội ở khu vực giàu tiềm năng này. Sau đây là một số điểm nổi bật khi nghiên cứu thị trường này:

Mặc dù được xem là kho dự trữ lớn trên thế giới về nguyên liệu thơ, nhưng Tây Phi cũng như tồn lục địa Châu Phi vẫn là nơi nghèo nhất thế giới.

Trên thực tế, Tây Phi đang sở hữu một loạt các loại khoáng sản chiến lược trên thế giới, nhất là hàng hoá giá trị cao như dầu lửa, kim cương, bơ-xít, vàng và sắt thép. Trong khu vực này, Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và cũng là 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với khoảng 3 tỷ tấn(7). Tuy vậy, Tây Phi nói chung vẫn thường xun diễn ra tình trạng nghèo đói triền miên.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010, hạn hán đã ảnh hưởng xấu tới mùa màng nên hàng triệu người dân Tây Phi có nguy cơ bị đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đang đe dọa 2,7 triệu người ở Niger, nơi thiếu khoảng một triệu tấn ngũ cốc. Tình trạng thiếu lương thực cũng đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân miền Bắc Burkina Faso và Bắc Nigeria(8).

Theo thống kê của IMF năm 2009, Tây Phi khơng có đại diện trong nhóm 100 nước đứng đầu GDP theo đầu người. Ngoại trừ Cape Verde, các nước còn lại nằm trong danh sách 50 nước đứng cuối bảng xếp hạng GDP/người. Bên cạnh đó, Tây Phi có nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển. Ở các nước có nền kinh tế kém phát triển hay một số nước có đầu tư nước ngồi, người dân địa phương được thuê với giá nhân công cực rẽ. Với 50% dân số sống dưới mức 1,25 USD/ngày, cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, tình trạng nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng dân số cao cũng là nhân tố góp thêm vào sự nghèo khó vốn có của Tây Phi. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế xã hội Tây Phi có thể trở nên bất ổn và phát triển yếu kém.

Tuy cịn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung gần đây Tây Phi đã có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế

Trong những năm gần đây, Tây Phi nói riêng và Châu Phi nói chung được IMF, WB và AFDB đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt qua tốc độ trung bình tồn thế giới. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng GDP của Tây Phi vẫn tăng trưởng dương với 3%, đứng thứ ba châu lục (sau Bắc Phi và Đông Phi) và đặc biệt là Tây Phi đã vượt qua mức tăng trưởng của tồn Châu Phi (2,5%). Theo ước tính của IMF, năm 2010 là năm các nước Tây Phi phục hồi kinh tế nhanh chóng và GDP của khu vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn toàn châu lục với khoảng 4,7%. (Chi tiết về Tăng trưởng kinh tế

Châu Phi và Tây Phi năm 2005-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 07)

(8) TTXVN (2010), Kinh tế Châu Phi - Giàu tài nguyên song châu Phi vẫn đói nghèo, Báo điện tử của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Ba nước Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal là các nền kinh tế chính và chiếm gần 80% của cải của khối Tây Phi. Đặc biệt, Nigeria là nền kinh tế lớn nhất, chiếm hơn 60% GDP toàn khu vực năm 2009. (Chi tiết về GDP 15 quốc gia Tây Phi xin

tham khảo Phụ lục số 09)

Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vẫn là nhóm ngành hàng khống sản và nơng sản thơ; Cịn cơ cấu nhập khẩu tập trung vào nhóm hàng lương thực và sản phẩm chế tạo.

Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng ln đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu một số khoáng sản quý hiếm, tiếp đến là nhóm nơng sản thơ như điều, lạc, bông… và một số mặt hàng khác như sắt thép phế liệu, lâm sản. Với nguồn nguyên liệu thô rất lớn này, Tây Phi ln có nhu cầu trao đổi với các nước để lấy các mặt hàng thiết yếu, kể cả gạo để phục vụ đời sống nhân dân.

Mặc dù có nguồn tài ngun vơ tận, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn rất nhiều, nhưng các quốc gia nơi đây vẫn chưa thể cải thiện được nền công nghiệp kém phát triển và nền nơng nghiệp lạc hậu của mình. Ngồi ra, sức sản xuất nông nghiệp không theo kịp đà tăng trưởng dân số, yếu tố thiên nhiên như thời tiết thất thường, dịch bệnh làm giảm năng suất nơng nghiệp. Vì vậy, hàng năm Tây Phi có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu lương thực (chủ yếu là gạo và lúa mì), máy móc, hàng tiêu dùng…

Nhu cầu hàng hóa lớn, khơng địi hỏi khắt khe

Tây Phi là thị trường đang trong quá trình chuyển đổi nên có nhu cầu rất lớn và đa dạng về các chủng loại hàng hóa. Do có sự chênh lệch lớn về thu nhập ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, nên nhìn chung thị trường Tây Phi không yêu cầu khắt khe về phẩm chất và mẫu mã. Loại gạo chất lượng thấp dành cho phần lớn dân số thuộc tầng lớp nghèo và gạo chất lượng cao hơn dành cho người thành thị có thu nhập cao. Các hàng rào kỹ thuật đối với gạo hiện không qui định ở thị trường này.

Thị trường Tây Phi khơng đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ

Kim ngạch thương mại tập trung vào một số nền kinh tế lớn, trong đó Nigeria có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất Tây Phi, tiếp đến là Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal. Nhu cầu về hàng hóa của Tây Phi, nhất là nông sản thay đổi thất thường, tùy theo tình hình sản xuất lương thực hàng năm. Một trong những ngun nhân chính dẫn tới tình trạng này là do ở một số nước Tây Phi tình hình chính trị chưa ổn định, nạn tham nhũng khá phổ biến, quản lý kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu... Thậm chí có người cho rằng việc bn bán nơi đây là một cơng cuộc mạo hiểm.

2.2.2 Văn hóa Tây Phi

Tây Phi thuộc lục địa Châu Phi vốn gắn liền với lịch sử lâu đời với các vùng cao nguyên miền Nam Sahara. Trong các thế kỷ 18-19, do nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của lục địa này, các nước Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đã xâm chiếm và biến hầu như toàn bộ nơi đây thành lục địa của mình. Thế kỷ 20 là giai đoạn đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của các nước Tây Phi. Tuy nhiên, chính sách phân chia biên giới lãnh thổ, cai trị, áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước cho đến nay. Sau đây là một số nét cơ bản về văn hóa khu vực Tây Phi.

™ Trình độ phát triển văn hóa của Tây Phi vẫn còn ở mức rất thấp, chủ yếu gắn liền với tính cách gần gũi tự nhiên, mang tính bình dân.

Nền văn hóa Tây Phi vốn gắn liền với hình ảnh những chợ bn nơ lệ ngày xưa, nay đã được nhìn nhận khác nhiều mặc dù vẫn cịn ở khoảng cách khá xa so với thế giới. Tình trạng tranh chấp, xung đột, nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu…ở nhiều nước đã kìm hãm sự phát triển đời sống văn hóa và vật chất của người Tây Phi.

Tây Phi cịn có những di sản, kho tàng văn hóa rất lớn tồn tại từ lâu đời. Do ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu nên đa phần con người ở đây có tính cách gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng đơn giản với trình độ sinh hoạt thấp. Những sản phẩm đến với đa số người dân ở đây chỉ cần đảm bảo về mặt chất lượng và giá cả phù hợp.

™ Kể từ khi giành được độc lập, người Phi nói chung đề cao bản sắc dân tộc và khơng đón nhận sự du nhập của nền văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, q trình thực dân hóa qua hai thế kỷ đã gây ra một số ảnh hưởng nhất định về ngôn ngữ, giáo dục ở nhiều nước Tây Phi.

Đây là một đặc điểm văn hóa đáng được khơng chỉ các chính trị gia, xã hội học mà cả giới kinh doanh lưu tâm. Việc nắm vững truyền thống văn hóa của các thị trường này sẽ giúp tránh được những biểu hiện gợi lên mặc cảm về quá khứ nô lệ hoặc xúc phạm đến tinh thần dân tộc trong ứng xử, trên những điều khoản hợp đồng hay ngay trên bao bì sản phẩm trao đổi với thị trường này. Cũng trên cơ sở đó, việc thể hiện sự tơn trọng chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc Phi sẽ là một trong những yếu tố tạo niềm tin vững chắc nơi đối tác mà người Phi tin tưởng kết giao.

Mặt khác, chính sách phân chia đô hộ của phương Tây trước đây cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa xã hội và kinh tế của nhiều nước Tây Phi. Cho đến nay, tiếng Pháp, tiếng Anh và Bồ Đào Nha vẫn được sử dụng ở đây. Đặc biệt, các nước trong khối UEMOA (trừ Guinea Bissau nói tiếng Bồ Đào Nha) đều xem tiếng Pháp là ngơn ngữ chính, được dùng trong các văn bản chính thức và trong giao tiếp với đối tác. Đồng thời, bảy nước này sau khi độc lập hoàn toàn vẫn tiếp tục ở lại trong khối đồng France CFA (FCFA) chung với bảy nước Châu Phi khác và Pháp, vì họ muốn duy trì ổn định một khơng gian kinh tế tiền tệ đã có trước đây. Bên cạnh đó, nền văn hóa giáo dục của nhiều nước cũng dựa theo mơ hình của Pháp.

™ Đặc điểm về tôn giáo tác động không nhỏ đến việc kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Tây Phi

Tây Phi có rất nhiều nền văn hóa, các hình thức tín ngưỡng ở Châu Phi cũng rất phong phú. Ở đây, Hồi giáo là tơn giáo chính ở vùng Tây Phi trong đất liền, xa hơn về phía bờ biển phía Tây, cịn Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển thuộc Nigeria, Ghana và Bờ Biển Ngà. Do Thái giáo cũng tập trung ở Nigeria, Ghana, Mali và một số ít rải rác ở Senegal. Ngồi ra cịn có các yếu tố tơn giáo bản địa truyền thống vẫn tồn tại phổ biến đến ngày nay.

Nhìn chung, đặc điểm tơn giáo này được xem là một trong những yếu tố cấu thành nên các nền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Phi. Từ đó hình thành nên những qui định, những thói quen tiêu dùng với sự đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa. Điều này sẽ tác động lớn đến sự phát triển kinh tế chung của khu vực và tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần còn lại của thế giới.

™ Một tầng lớp thị dân có xu hướng hướng ngoại sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Tây Phi

Số tầng lớp này là những người có trình độ học vấn, được đào tạo ở phương Tây và tiếp xúc nhiều với người nước ngoài. Tuy vẫn giữ một phần cốt cách người Phi và tinh thần dân tộc cao, nhưng họ cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Trong nhận thức và quan niệm về cuộc sống, họ có xu hướng bao dung hơn, rộng rãi hơn và hiện đại hơn. Chẳng hạn như người theo Hồi giáo khi được tiếp thu văn hóa phương Tây, thì cách thể hiện tín ngưỡng hay nhu cầu, tập quán tiêu dùng của họ cũng thay đổi. Vì vậy, việc tiếp cận với thị trường này sẽ dễ hơn nếu có những con người này làm cầu nối để đến với đơng đảo khách hàng dễ tính trong khu vực.

Như vậy, việc vận dụng một cách tinh tế một số hiểu biết văn hóa trên đây sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả đáng kể cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung, gạo nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Tây Phi.

2.2.3 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại khu vực Tây Phi

Tây Phi có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới như EU, Nga, các nước SNG, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, khối ASEAN... Bên cạnh đó, các nước Tây Phi rất quan tâm thiết lập quan hệ với châu lục của mình cũng như quan hệ trong nội bộ khu vực nhằm duy trì và phát huy chủ quyền độc lập, tăng cường sự đoàn kết nhất trí và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động hợp tác thương mại trong khối. Trong các thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 53)