Tình hình nhập khẩu gạo của Tây Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 53)

2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi

2.2.5.1 Tình hình nhập khẩu gạo của Tây Phi

Theo bảng 2.4, Tây Phi nhập khẩu gần 6 triệu tấn gạo mỗi năm, chiếm từ 60% trở lên trong lượng gạo nhập khẩu của châu lục. Riêng ba nước gồm Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria nhập khẩu từ 3,5-3,8 triệu tấn gạo và chiếm bình quân trên 60%

trong khu vực Tây Phi. Tình hình nhập khẩu gạo năm 2010 của Tây Phi có sự giảm nhẹ và ước đạt 5,92 triệu tấn. Vụ thu hoạch năm 2010 ở một số nước như Ghana, Guinea, Mali, Senegal, Sierra Leone… tương đối thuận lợi nên khiến họ cắt giảm sản lượng nhập khẩu, nhưng ngược lại, Nigeria và một số nước khác phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực nên gia tăng nhập khẩu. (Chi tiết về Nhập khẩu

gạo của 15 nước Tây Phi năm 2006-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 10)

Bảng 2.4: Nhập khẩu gạo của Tây Phi năm 2006-2010

Đơn vị tính: triệu tấn

Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*)

Tây Phi 5,94 5,96 5,94 5,95 5,92

Trong đó:

Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria 3,50 3,68 3,71 3,60 3,80 Tỷ trọng 59% 62% 63% 61% 64% Nguồn: Tổng hợp từ FAO; (*): ước đạt

Các nước xuất khẩu gạo chính vào Tây Phi vẫn là các nhà cung cấp truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc... Trong đó, Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất. Các cảng nhập khẩu chính của khu vực này là cảng Dakar (Senegal), cảng Abidjan (Bờ Biển ngà), cảng Cotonou (Benin), cảng Lagos (Nigeria)... Một số nước phải nhập khẩu thông qua cảng nước láng giềng như Mali nhập khẩu gạo chủ yếu thông qua cảng Dakar và cảng Abidjan; Burkina Faso nhập qua cảng Abidjan, cảng Lome (Togo) hoặc Accra (Ghana); Niger nhập qua cảng Cotonou...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 53)