Nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 59)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 (*)

Khối lượng nhập khẩu (triệu tấn) 1,8 1,9 2,0 1,9 2,2

Tỷ trọng trong Tây Phi 30% 32% 34% 32% 37% Nguồn: FAO; (*): ước đạt

2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây Phi trong thời gian qua Phi trong thời gian qua

2.3.1 Chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Tây Phi

Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng đã ngày càng được củng cố và phát triển. Trong thực tế, thực hiện chủ trương phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia này, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa và hiện thực hóa những chủ trương của Đảng và nhà nước đã đề ra. Thành công của Hội thảo Việt Nam - Châu Phi lần thứ nhất (năm 2003) với chủ đề "Việt Nam - Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21" và Hội thảo Quốc tế lần hai (năm 2010) với chủ đề “Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” thực sự đã mang một ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở và nền tảng thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam và Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng bước vào giai đoạn hợp tác mới, phát triển bền vững cả về chất lượng và hiệu quả. Sau đây là một số điểm chính mà Việt Nam đã thực hiện trong chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Tây Phi:

Tăng cường trao đổi các đồn cấp cao, thiết lập khung pháp lý cho hoạt động thương mại

Thời gian qua, Việt Nam và các nước Tây Phi đã tăng cường trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại và hợp tác giữa hai bên. Ngoài ra, nhiều đoàn cấp bộ trưởng và lãnh đạo bộ, ngành giữa hai bên cũng sang thăm và làm việc. Đến nay, Việt Nam đã ký các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với Benin, Guinea, Guinea Bissau, Mali, Burkina Faso và Senegal. Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Guinea và Nigeria. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa của Việt Nam càng có điều kiện thuận lợi hơn để chiếm lĩnh các thị trường này. Việt Nam cũng đã thoả thuận với 12/15 nước Tây Phi (trừ Guinea Bissau, Cape Verde và Liberia) dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại hàng hóa.

Ngồi ra, Việt Nam cũng đã xúc tiến chương trình hợp tác ba bên, bốn bên với một số nước Tây Phi nhằm thực hiện chương trình an ninh lương thực do FAO tài trợ, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ giữa Việt Nam và các thị trường này. Cụ thể, Việt Nam đã ký kết và triển khai các thỏa thuận hợp tác như Việt Nam- Senegal-FAO vào tháng 11 năm 1996, Việt Nam-Benin-FAO vào tháng 11 năm 1998, Việt Nam-Pháp-FAO-Mali vào tháng 11 năm 2005.

Mạng lưới các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại còn quá mỏng

Các cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ tại nước nhập khẩu đóng vai trị quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, mạng lưới của Việt Nam ở Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng rất hạn chế chỉ với 9 cơ quan đại diện trong 54 nước của châu lục. Ở Tây Phi chỉ có một đại diện chính thức là Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, nhưng đại diện này làm nhiệm vụ kiêm nhiệm cả Trung Phi và Đơng Phi. Ngồi ra cịn có bốn đại diện của Việt Nam làm nhiệm vụ kiêm nhiệm thị trường Tây Phi đó là Thương vụ Maroc, Thương vụ Algeria, Thương vụ Angola và Thương vụ Libi. Việt Nam cũng đang trong quá trình xem xét mở thêm thương vụ tại Senegal. Với lực lượng quá mỏng, hoạt động kiêm nhiệm, thiếu kinh phí và nhân lực, nên nhìn chung mạng lưới các cơ quan này chưa thực sự đủ mạnh để làm cầu nối hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào toàn bộ các thị trường Tây Phi.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng đã được Bộ Cơng thương và các cơ quan hữu quan tích cực triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tháng 10 năm 2004, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi đã được thành lập. Tháng 9 năm 2005, Cổng thương mại điện tử Việt Nam - Châu Phi đã đi vào hoạt động nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin để rút ngắn khoảng cách địa lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi thơng tin, tìm kiếm đối tác, tiết kiệm chi phí, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Tháng 4 năm 2007, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Phi - Trung Đơng. Ngồi ra

cịn nhiều chương trình khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường tại địa bàn một số nước như Nigeria, Bờ Biển Ngà.

Mặc dù cịn khơng ít khó khăn và thách thức, nhưng với bước đi đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Tây Phi trong những năm tới chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển bền vững. Đây sẽ là tiền đề để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường còn nhiều tiềm năng này.

2.3.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam thời gian qua đã được quan tâm và đẩy mạnh với những kết quả rất khả quan, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào khu vực Tây Phi. Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Tây Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam - Tây Phi đã có bước tăng trưởng nhanh và Việt Nam luôn xuất siêu. Năm 2009, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Tây Phi ước đạt 540,4 triệu USD, trong đó ba nước Bờ Biển Ngà, Nigeria và Senegal chiếm gần 60% trong tổng kim ngạch của Việt Nam xuất sang Tây Phi (Chi tiết về

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Tây Phi năm 2009 xin tham khảo ở phụ lục số 09).

2.3.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu

Theo biểu đồ 2.1, nhập khẩu gạo Việt Nam của khu vực Tây Phi có sự thay đổi trái chiều theo hai giai đoạn. Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn sụt giảm về sản lượng và giá trị, cụ thể năm 2006 và 2007 giảm trung bình 30% về sản lượng và 23% về giá trị so với năm trước đó. Trái lại, gạo Việt Nam xuất khẩu vào Tây Phi giai đoạn 2007-2009 lại có sự tăng trưởng vượt bậc do ảnh hưởng của một số yếu tố thuận lợi như Việt Nam gia nhập WTO, Bờ Biển Ngà và Senegal tăng tốc độ nhập khẩu gạo với số lượng lớn. Năm 2008, số lượng gạo xuất vào Tây Phi đạt 643 ngàn tấn và tăng gần 2,5 lần, kim ngạch xuất khẩu vì thế cũng tăng theo gần 3,5 lần so với năm 2007 và đạt 295 triệu USD. Năm 2009, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đi Tây Phi đạt tương ứng 957 ngàn tấn (tăng 49% so với năm 2008) và 366

triệu USD (tăng 24%). Dự kiến năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam vào toàn khu vực Tây Phi thay đổi không đáng kể so với năm trước.

Về ba nước Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria, gạo Việt Nam nhập khẩu vào đây đã tăng mạnh trở lại giai đoạn 2007-2009, nhưng lại giảm khoảng 15% vào năm 2010 và thường chiếm hơn phân nửa tổng số lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi. Trong đó, Bờ Biển Ngà và Senegal đóng góp chính cho nơi đây.

Biểu đồ 2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi 2005-2010

957 643 281 433 573 961 540 242 133 368 627 520 147 86 105 366 374 295 119 194 59 41 231 170 0 200 400 600 800 1000 1200 2005 2006 2007 2008 2009 2010(*) 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Số lượng xuất đi Tây Phi (ngàn tấn)

Số lượng xuất đi Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria (ngàn tấn) Kim ngạch xuất đi Tây Phi (triệu USD)

Kim ngạch xuất đi Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria (triệu USD)

Nguồn: Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Nam Á; (*): ước đạt

Với sự tăng trưởng gần đây cả về số lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Tây Phi hứa hẹn sẽ là thị trường giàu tiềm năng. Theo dự báo, trong khoảng thời gian 4-5 năm tới, nguồn cung gạo nội địa của các nước Tây Phi vẫn bị hạn chế nên việc nhập khẩu gạo của họ vẫn sẽ ở mức cao. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản lượng gạo vào các thị trường này.

2.3.2.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu

Bảng 2.8 dưới đây cho thấy ba loại gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình 80% mỗi năm) trong tổng số lượng gạo Việt Nam xuất sang Tây Phi từ năm 2008 đến năm 2010 đó là gạo 5%, 25% và 100% tấm, trong đó gạo 5% tấm được xuất khẩu nhiều nhất. Loại gạo 10% tấm thì khơng được ưa chuộng ở thị trường này.

Năm 2009, doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đi Tây Phi 456.858 tấn gạo 5% tấm và 251.562 tấn gạo 100% tấm, đều tăng trên dưới 70% so với năm 2008. Loại gạo thơm được các tầng lớp khá giả ưa chuộng nhiều hơn với mức tăng mạnh khoảng 2,65 lần và đạt 94.446 tấn. Tuy nhiên, hai loại gạo 25% và 15% tấm lại sụt giảm hơn 20% so với năm 2008, đạt tương ứng là 88.745 tấn và 35.117 tấn. Số liệu xuất khẩu dự kiến năm 2010 cho thấy rằng mặc dù gạo 5% tấm vẫn xuất khẩu đứng đầu vào Tây Phi nhưng lại suy giảm 27%, còn loại gạo 100% tấm tụt xuống vị trí thứ ba và giảm 24% so với 2009. Đặc biệt, gạo 25% tấm vượt qua mặt gạo 100% tấm, tăng 2,5 lần so với năm trước. Các loại gạo thơm và gạo 10% tấm đều giảm trên dưới 40%, cịn loại gạo 15% tấm thì tăng 65% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 59)