Hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây

2.3.2.4 Hình thức xuất khẩu

Việt Nam hiện đang áp dụng hai hình thức chủ yếu để xuất khẩu gạo sang Tây Phi, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

™ Hình thức xuất khẩu trực tiếp thường được doanh nghiệp Việt Nam áp dụng

tại quốc gia có thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam hoặc có hệ thống ngân hàng tương đối tốt. Nhưng với lực lượng thương vụ còn quá mỏng, tiềm lực tài chính của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng ở các nước Tây Phi cịn hạn chế, thơng tin thị trường khó tìm kiếm… nên việc áp dụng hình thức này cịn rất nhiều hạn chế và rất khó đẩy mạnh giao hàng với khối lượng lớn vào thời điểm hiện tại.

Cho đến nay, chỉ có một lượng nhỏ gạo Việt Nam đóng trong container là trực tiếp xuất khẩu cho người mua Tây Phi như Nigeria, Ghana, Senegal... Vì vậy, nếu hình thức này được áp dụng rộng rãi với khối lượng lớn thì sẽ làm lợi rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu và đồng thời cho cả người sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

™ Với hình thức xuất khẩu gián tiếp, thì mặt hàng gạo Việt Nam không trực

tiếp đến tay người mua ở các nước Tây Phi mà phải đi đường vịng qua kênh trung gian gồm các cơng ty, tập đoàn đa quốc gia ở Châu Âu (Pháp, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ), Châu Á, Mỹ, Nam Phi, Ai Cập… Mặc khác, hình thức gián tiếp này khơng phải chỉ qua một kênh trung gian này mà đơi khi cịn phải chuyển tiếp đến các thị trường lớn hoặc cửa ngõ (như Senegal, Bờ Biển Ngà) rồi mới đến được các nước mua gạo với số lượng nhỏ. Do sự hạn chế này, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường Tây Phi còn bị động, người tiêu dùng ở đây buộc phải chấp nhận mua gạo với giá đội lên cao.

Thực trạng trên đây cho thấy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Tây Phi dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp qua kênh trung gian chiếm đa số và chủ yếu là giao gạo bằng tàu xá có khối lượng lớn. Họ là các công ty đa quốc gia có khả năng tài chính mạnh, có kinh nghiệm làm ăn, có mạng lưới phân phối đến bản địa tốt, hiểu rõ văn hóa và thơng thạo trong giao dịch, đàm phán bằng ngôn ngữ bản xứ, nắm rõ pháp lý trong hợp đồng gạo và quy trình vận chuyển, giá cả, cước phí… Với sự lựa chọn xuất khẩu gián tiếp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được mức độ rủi ro khi xuất khẩu đến các thị trường này, khá an tồn trong thanh tốn nhưng lợi nhuận lại thấp và không chủ động trong hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)