2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng giai đoạn 2001- 2007 nhìn chung là giảm sút từ 7,49 triệu ha năm 2001 xuống còn 7,21 triệu ha năm 2007. Năm 2008 đánh dấu mốc gia tăng trở lại với diện tích lúa đạt 7,4 triệu ha, tăng 2,6% so với năm trước. Ước tính cả năm 2010, diện tích gieo trồng đạt 7,5 triệu ha, tiếp tục tăng 60 ngàn ha so với năm 2009.
Trong gần 10 năm qua, năng suất lúa bình qn của cả nước nhìn chung có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 52,4 tạ/ha năm 2009. Năm 2010, năng suất lúa tiếp tục tăng khoảng 0,8 tạ/ha (tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước) và đạt khoảng 53,2 tạ/ha, trong đó hai vụ lúa cho năng suất cao là vụ đông xuân (ước đạt 62,3 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha) và lúa hè thu (ước đạt 47,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha).
Về sản lượng lúa, năm 2008 được xem là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2001-2009 với mức tăng gần 8% so với năm 2007 và đạt 38,7 triệu tấn. Năm 2010 sản lượng lúa ước đạt gần 40 triệu tấn (tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2009) do cả diện tích và năng suất đều tăng, vụ lúa đông xuân ước đạt 19,2 triệu tấn (tăng 2,8% so với năm trước), lúa hè thu ước đạt 11,6 triệu tấn (tăng 3,4%) và lúa mùa ước đạt 9,2 triệu tấn (tăng 1,5%).
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là ba khu vực đứng đầu cả nước về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa. Trong đó, Đồng bằng Sơng Cửu Long thường chiếm từ 50% trở lên trong tổng sản lượng lúa của cả nước, đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Việt Nam(6). (Chi tiết về Diện tích, năng suất và sản lượng
lúa năm 2001-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 05)
(6) Tuấn Đạt (16/09/2010), Để hạt gạo Đồng bằng sơng Cửu Long - Hạt gạo Việt Nam có thương hiệu quốc