Giải pháp về vốn và tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 93)

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

3.3.6 Giải pháp về vốn và tín dụng

a. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn vốn hạn chế. Trong khi, doanh nghiệp nhập khẩu của Tây Phi cũng do khả năng tài chính yếu nên thường yêu cầu thanh tốn qua hình thức trả chậm. Điều này đã gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn có đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng lớn từ thị trường này. Vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp với mong muốn đảm bảo nguồn tài chính đủ mạnh cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

sang Tây Phi, nhất là có thể đáp ứng được các lơ hàng có giá trị lớn. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ hội ký hợp đồng lớn trực tiếp với người mua Tây Phi.

b. Nội dung giải pháp

Để tăng cường vốn phục vụ cho công tác kinh doanh xuất khẩu gạo ở thị trường Tây Phi, ngoài việc tận dụng nguồn vốn sẵn có và từ lợi nhuận tích lũy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

™ Huy động các kênh vay vốn trực tiếp từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.

™ Tận dụng nguồn vốn từ các bạn hàng, đối tác.

™ Có thể thực hiện liên doanh, liên kết, sát nhập lại với nhau để cùng hỗ trợ vốn cho nhau nhằm đầu tư kho bãi, nhà máy xay xát, thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến và tạo nguồn gạo dự trữ dồi dào.

™ Kiểm tra, phân bổ tài chính một cách hợp lý, đầu tư lấy ngắn nuôi dài, nghiêm túc thực hành tiết kiệm, cố gắng giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết.

™ Nên chuyển đổi dần sang loại hình cơng ty cổ phần đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn từ các doanh nghiệp khác thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khốn trong nước và ngồi nước nhằm gia tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình.

™ Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn hiện có lợi thế về nguồn nhân lực và có khả năng thực hiện hợp đồng gạo với giá trị lớn sang Tây Phi, cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và trình lên Chính phủ chiến lược thâm nhập mặt hàng gạo vào thị trường này để có được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm nâng cao khả năng tài chính của mình và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Tây Phi.

c. Lợi ích dự kiến đạt được và khó khăn khi thực hiện giải pháp

Vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu thâm nhập vào các thị trường kém và đang phát triển ở Tây Phi. Vì vậy, nếu thực hiện được giải pháp này thì doanh nghiệp sẽ

có nguồn tài chính, kinh phí để tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kho trữ lúa gạo, máy móc thiết bị.... Ngồi ra, nếu đáp ứng đủ điều kiện đề án của Bộ Công Thương về phát huy khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu sang Châu Phi, doanh nghiệp đặc biệt sẽ có được bảo lãnh của nhà nước để thực hiện các hợp đồng lớn.

Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về thủ tục vay vốn của nhà nước, khó đánh giá mức độ hợp tác và thiện chí của đối tác, bạn hàng. Để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và nhanh chóng thì nhà nước cần có chính sách tín dụng thơng thống, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Tây Phi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 93)