Thiếu sự cam kết và hiểu biết về BSC của ban lãnh đạo và đầu tư nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng về khía cạnh khách hàng trong thực thi chiến lược tại viễn thông tiền giang (Trang 33 - 34)

Chương 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.7 Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai BS Cở doanh nghiệp Việt

2.7.2 Thiếu sự cam kết và hiểu biết về BSC của ban lãnh đạo và đầu tư nhân lực

tạo động lực tốt hướng sự nổ lực của các bộ phận trong tổ chức và toàn thể nhân viên vào việc thực hiện BSC cũng như thực hiện các mục tiêu chiến lược.

2.7 Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai BSC ở doanh nghiệp Việt Nam Nam

Từ thực tế một số nghiên cứu liên quan, tác giả xin rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai BSC ở các doanh nghiệp Việt Nam.

2.7.1 Sự kỳ vọng của doanh nghiệp vào BSC

Doanh nghiệp quá kỳ vọng vào kết quả BSC mang lại và không lường hết những khó khăn cũng như điều kiện triển khai BSC, vì thế khi gặp trở ngại thì doanh nghiệp dễ từ bỏ dự án triển khai BSC. Hay kết quả ban đầu BSC mang lại chưa thật sự tốt như mong muốn của doanh nghiệp và việc triển khai cần nhiều thời gian và đầu tư của cả doanh nghiệp làm cho các nhà lãnh đạo dễ dàng từ bỏ để thực hiện các dự án khác mang lại lợi ích ngắn hạn hơn.

2.7.2 Thiếu sự cam kết và hiểu biết về BSC của ban lãnh đạo và đầu tư nhân lực thực hiện thực hiện

Việc triển khai dự án BSC liên quan đến việc thúc đẩy tất cả các bộ phận của tổ chức tham gia. Sự cam kết và quyết tâm đến cùng của ban lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công dự án BSC. Nhưng các nhà quản trị có xu hướng xem các chương trình hay dự án khơng liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của họ hay không tạo ra lợi nhuận là ưu tiên thứ hai sau công việc, sẽ làm cho dự án bị dậm chân tại chỗ nếu khơng có sự cam kết và chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo trong việc thúc đẩy dự án. Khơng ít các doanh nghiệp Việt Nam đã phải từ bỏ dự án triển khai BSC mà nguyên nhân là do chính lãnh đạo cấp cao không cam kết đến cùng, mà lý do khiến các nhà lãnh đạo không cam kết đến cùng là do các nhà lãnh đạo chưa có nhận thức đầy đủ về thẻ điểm cân bằng khi BSC vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành cơng rất ít.

Hầu hết các doanh nghiệp không đầu tư nhiều nguồn lực vào triển khai dự án BSC, như công ty không thành lập bộ phận dự án BSC để xây dựng, thực hiện và giám sát các thước đo BSC, hay bộ phận này không được thành lập rõ ràng, khơng có sự đầu tư mạnh mẽ và các nhà lãnh đạo thường phó mặt việc triển khai BSC cho bộ phận này. Sẽ là sai lầm nếu như nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chỉ cần bộ phận nhân sự hoặc nhóm cơng tác biết triển khai là đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng về khía cạnh khách hàng trong thực thi chiến lược tại viễn thông tiền giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)