Trong đề tài nghiên cứu này, cơng cụ phân tích dữ liệu được sử dụng là phần mềm Stata, Version 11. Tính tốn các số liệu trên cơ sở phần mềm excel. Cách thức thu thập dữ liệu được thực hiện như sau:
Với dữ liệu là Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế 2013, tác giả thu thập từ cổng thông tin điện tử www.ivsc.org.
Với dữ liệu là bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, tác giả thu thập từ cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính www.mof.gov.vn.
Với dữ liệu là BCTC và các tài liệu liên quan đến hoạt động của TCT Tân Cảng, tác giả thu thập từ Ban Tổng giám đốc và các Phịng ban của Tổng cơng ty.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nhãn hiệu: Sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu (brand loyalty);Sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness); Chất lượng cảm nhận (perceived quality); Thuộc tính nhãn hiệu (brand associations); Các yếu tố sở hữu khác: bảo hộ nhãn hiệu, quan hệ với kênh phân phối…Phân tích này dựa trên báo cáo của Trung tâm chăm sóc khách hàng hàng tuần, tháng, báo cáo của Ban theo dõi Nâng cao chất lượng dịch vụ của Tổng cổng ty, báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cơng ty. Trên cơ sở đó đánh giá điểm số sức mạnh nhãn hiệu Tân cảng.
Phân tích dữ liệu thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng chiến lược, rút kinh nghiệm từ thực tế hoạt động của Tổng cổng ty, nhận định của các chuyên gia kinh tế đóng góp cho mục tiêu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng cổng ty. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của Tân cảng trong quá trình hoạt động, đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở các khu vực trong cùng ngành, từ đó rút ra các cơ hội để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đồng thời cũng đánh giá,
nhìn nhận những nguy cơ tiềm ẩn để có định hướng chiến lược kinh doanh, củng cố và phát triển nhãn hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị nhãn hiệu Tân cảng.
Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm trả lãi cuối kỳ từ 2000 đến 2014 lấy từ cổng thơng tin điện tử của Bộ tài chính www.mof.gov.vn;
Giá đóng cửu của chỉ số VN-Index lấy từ cổng thông tin điện tử www.cophieu68.com, www.cafef.vn;
Lãi suất đi vay căn cứ theo thuyết minh BCTC của Tổng công ty, lấy theo số liệu vay của các Ngân hàng thương mại mà Tổng cơng ty có giao dịch. Các số liệu đầu vào được phân tích, kiểm định trước khi xử lý số liệu ở các khâu tiếp theo, nhằm loại bỏ các số liệu không hợp lý, khơng đúng u cầu, mục đích sử dụng, bao gồm :
Kiểm định dữ liệu đầu vào (dữ liệu sơ cấp thu thập trong quá trình khảo sát chuyên gia, nhà quản lý, các hãng tàu, khách hàng sử dụng dịch vụ của Tổng công ty; dữ liệu thứ cấp trên báo cáo tài chính của cơng ty, số liệu từ báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Kiểm định dữ kiệu tính tốn, là các dữ liệu thu nhận được trong q trình tính tốn, xử lý các dữ liệu đầu vào.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương này trình bày đầy đủ về phương pháp nghiên cứu của đề tài. Ứng dụng phương pháp Interband trong việc thẩm định giá nhãn hiệu, cách xác định điểm số sức mạnh nhãn hiệu và chỉ số vai trị nhãn hiệu để từ đó tính tốn suất chiết khấu nhãn hiệu. Giá trị nhãn hiệu ngồi việc phụ thuộc vào kết quả tính tốn theo số liệu thứ cấp cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin đầu vào thu thập được để xác định diểm số sức mạnh nhãn hiệu và chỉ số vai trị nhãn hiệu. Tồn bộ nơi dung chương 03 là cơ sở và nền tảng cho kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GỊN
Tân Cảng Sài Gịn được thành lập ngày 15/03/1989 theo quyết định 41/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng. Từ tháng 12/2006, Cơng ty chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con. Ngày 09/02/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ-BQP chuyển Công ty Tân Cảng Sài Gòn thành Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn.
Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, hiện tại Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam. Định hướng chiến lược của Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn là phát triển sản xuất kinh doanh bền vững trên 3 trụ cột : Khai thác Cảng, Dịch vụ Logistics và Vận tải biển nội địa. Các công ty thành viên trong hệ thống kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề hỗ trợ cho các hoạt động chính của Tổng cơng ty.
Hiện tại Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn đang hoạt động với 27 công ty con trải dài từ Bắc đến Nam. Các cảng của Tổng Công ty TCSG bao gồm:
Tại TP.HCM : 4 cảng (Cát Lái, Hiệp Phước, Phú Hữu, Dầu Thực Vật).
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu : 3 cảng (Cái Mép, Quốc tế Cái Mép, ODA Cái Mép).
Tại Quy Nhơn : 1 cảng (Tân Cảng- Miền Trung).
Tại Hải Phòng : 3 cảng (Tân Cảng – 189, Tân cảng 128, Lạch Huyện-2017).
Tại Đồng bằng sông Cửu Long : 6 cảng (Sa Đéc, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Trà Nóc, Thốt Nốt, Giao Long).
Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng, Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn rất chú trọng phát triển hệ thống Logistics. Tổng cơng ty hiện có các ICD tại các vị trí trung tâm, các khu cơng nghiệp lớn như Sóng Thần (Bình Dương), Long Bình (Đồng Nai), Nhơn trạch (Đồng Nai), Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và
đang tiếp tục mở các ICD tại Hà Nội, Hải Phịng... Ngồi ra Tổng cơng ty còn mở nhiều văn phòng đại diện tại một số Tỉnh, khu vực trọng điểm trong nước và mở rộng hợp tác với các đối tác ở nước ngồi có nhu cầu hợp tác, liên kết với Tân cảng.
Tổng Công ty cũng đã triển khai tuyến vận tải thủy bằng sà lan, tàu container cỡ nhỏ kết nối Campuchia, khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long tới các cảng khu vực TP.HCM, các ICD và các cảng tại khu vực Cái Mép thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, các tuyến vận tải biển nội địa kết nối các vùng Bắc - Trung – Nam, nhằm mục tiêu vận chuyển, giao nhận và thu gom hàng hóa phục vụ cho các cảng của Tổng công ty.
4.2 ĐỊNH HƢỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2015
Theo công bố của tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm 2012 là 5,25%, năm 2013 là 5,42% và dự báo năm 2015 khoảng 6,2%.
Hình 4.1. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014.
Về xuất khẩu, kim ngạch năm 2014 đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012. Về nhập khẩu, kim ngạch năm 2014 đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%.
Trên cơ sở những thành công trong quá khứ, năm 2015 Tổng công ty xác định là năm xây dựng nền tảng định hướng phát triển trên 3 trụ cột:
Kinh doanh khai thác cảng
Thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho sản lượng thông qua theo kế hoạch năm 2015 là 5.219.340 Teus.
Đột phá trong khâu cải tiến quy trình thủ tục, cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thơng quan và giao nhận hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng bãi hàng, cầu cảng.
Tập chung đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng bộ ở tất cả các cơ sở của Tổng công ty, kể cả những cơ sở mới hoạt động.
Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, triển khai phần mềm quản lý dữ liệu TOPOVN, phần mềm quản lý khách hàng – CRM, phần mềm quản lý kho hàng – WMS.
Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, có chính sách riêng cho từng loại khách hàng theo phân hạng : kim cương, vàng, bạc.
Tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực theo chuyên ngành. Quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn cán bộ quản lý các cấp.
Nâng cấp các cảng mới để đón tàu lớn theo xu thế phát triển chung của Thế giới. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với yêu cầu đón tàu cỡ lớn trên 14.000 Teus (160.000 DWT).
Kinh doanh dịch vụ Logistics :
Phát triển nhanh hoạt động logistics trên 2 nền tảng dịch vụ “lõi” là vận tải và kho bãi, lấy dịch vụ logistics gắn liền với cảng làm trung tâm, triển khai các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển thị trường Miền Bắc.
Tăng cường các dịch vu chọn gói, kéo dài chuỗi cung ứng, tại các cơ sở của Tổng cơng ty; tối ưu hóa các quy trình dịch vụ, tiết kiệm chi phí.
Nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên sale – marketing và đội ngũ lái xe, tạo tính chuyên nghiệp và an tồn trong vận tải. Thí điểm thuê chuyên gia nước ngoài quản lý điều hành, trả lương theo hiệu quả kinh doanh.
Triển khai phần mềm quản trị Logistics, phần mềm quản lý xe vận chuyển ngồi, tăng cường cơng tác quản trị, kết nối toàn hệ thống.
Kinh doanh dịch vụ vận tải biển nội địa :
Từng bước chuẩn hóa chất lượng dịch vụ vận tải biển nội địa, xây dựng lịch tàu ổn định, tăng năng suất xếp dỡ tại các đầu bến.
Hồn thiện quy trình, mẫu biểu, thủ tục chứng từ giao nhận.
Đầu tư cho công nghệ điều hành và quản lý tiêu hao nhiên liệu, vật tư.
Các dự án đầu tƣ trong tƣơng lai :
Tiếp tục đầu tư cảng Tân cảng Petro Cam Ranh, cảng nước sâu Tân cảng Lạch Huyện Hải Phòng.
Tiếp tục đầu tư đường kết nối cảng Cát Lái và cảng Phú Hữu (Quận 9), chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa cảng Phú Hữu vào khai thác để giảm áp lực hàng hóa cũng như nguy cơ kẹt cảng Cát Lái.
Triển khai đầu tư các cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cảng Tân cảng Thốt Nốt-Cần Thơ, Tân cảng Giao Long-Bến Tre).
Triển khai đầu tư các ICD tại Quy Nhơn, Hải Phòng và Hà Nội.
Nghiên cứu mở rộng ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ các trụ cột của Tổng công ty. Tập trung phát triển kinh tế, du lịch biển đảo, từng bước nâng cấp Tổng công ty thành binh đoàn kinh tế biển.
4.3 CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU TÂN CẢNG 4.3.1 Sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness) 4.3.1 Sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness)
Tân cảng Sài Gòn đã hoạt động trên 26 năm trong lĩnh vực khai thác cảng, chiếm gần 50% thị phần container xuất nhập khẩu của cả nước, 85% thị phần khu vực TP, Hồ Chí Minh, 82% thị phần khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Có thể nói gần như 100% khách hàng xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển bằng container khu vực phía Nam đều biết đến nhãn hiệu Tân cảng.
Hệ thống nhận diện nhãn hiệu Tân cảng:
Tổng cơng ty có Websize riêng của Tổng công ty và các công ty thành viên, phát hành bản tin riêng mang tên SAIGON NEWPORT TIMES.
Các trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, văn bản giấy tờ, trang bị bảo hộ lao động đều được gắn logo Tân cảng.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu về hình ảnh và các hoạt động của công ty, tri ân khách hàng, tiếp xúc thương mại với các đối tác trong và ngoài nước.
Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tài trợ, nhận chăm sóc ni dưỡng 162 mẹ VNAH, thân nhân liệt sỹ tại 11 địa phương trong cả nước, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, thể hiện phẩm chất, hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ - người chiến sỹ Hải quân trên mặt trận Quốc phòng, kinh tế”. Tổng số tiền ủng hộ, tài trợ trên 310 tỷ đồng (theo SAIGON NEWPORT TIMES).
4.3.2 Chất lƣợng cảm nhận (perceived quality)
Tổng công ty Tân cảng là thành viên của Hiệp hội cảng biển Việt Nam, là đơn vị cung cấp dịch vụ cho các hoạt động khai thác cảng ở tất cả các cơ sở của Tổng công ty. Đơn giá dịch vụ được áp dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với mặt bằng giá của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Các khách hàng đều cảm nhận được sự vượt trội ở các dịch vụ của Tân cảng, có thể kể đến như:
Đối với các hãng tàu:
Tân cảng có cơng ty Hoa tiêu riêng, tất cả các tàu vào các cảng của Tân cảng đều do hoa tiêu Tân cảng dẫn luồng, đảm bảo phục vụ 24/24.
Tân cảng có đội ngũ tàu lai dắt riêng, đảm bảo phục vụ lai dắt tàu trong mọi thời tiết theo yêu cầu của hãng tàu.
Tân cảng quản lý, điều hành bằng phần mềm quản lý hiện đại do hãng RBS của Úc phối hợp chuyên viên CNTT của Tổng cơng ty lập trình, có thể cung cấp dữ liệu, cập nhật thông tin trực tuyến cho hãng tàu theo yêu cầu tại mọi thời điểm.
Đối với khách hàng xuất nhập khẩu :
Cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến hàng hóa cho khách hàng mà không cần đến cảng.
Tạo điều kiện cho khách hàng làm thủ tục trực tuyến trước khi đến cảng, tránh chờ đợi, giảm ùn tắc do ngun nhân chủ quan. Có nhiều tiện ích hỗ trợ cho khách hàng như thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa, ngân hàng, phân luồng cho phương tiện giao thông.
Thời gian giao nhận hàng hóa nhanh chóng, khách hàng có thể không cần đến cảng, tiết kiệm thời gian và cơng sức cho khách hàng.
Có chính sách chăm sóc riêng từng đối tượng khách hàng theo phân nhóm kim cương, vàng, bạc, căn cứ trên số lượng container xuất nhập khẩu qua cảng.
4.3.3 Sự trung thành với nhãn hiệu (brand loyalty)
Tổng công ty đã triển khai bộ phận chăm sóc khách hàng, thường xuyên nắm chắc tình hình sử dụng dịch vụ của khách hàng, tham khảo về nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ tại các cơ sở của Tổng công ty.
Thường xuyên nắm bắt nhu cầu khách hàng để bổ sung các tiện ích hỗ trợ khách hàng, tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tại Tổng công ty. Từng bước cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao năng suất làm hàng, rút ngắn thời gian giao nhận container tại các cơ sở của Tổng công ty, giảm thời gian chờ đợi, nâng cao khả năng luân chuyển hàng hóa.
4.3.4 Thuộc tính nhãn hiệu (brand associations)
Nói đến Tân cảng là nói đến chất lượng dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng với hệ thống thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhất năng suất giải phóng tàu theo yêu cầu hãng tàu, các dịch vụ chọn khâu trong xếp dỡ, giao nhận hàng hóa, thủ tục hải quan, giao thơng và các dịch vụ hỗ trợ khác giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, thủ tục, các cơng đoạn không cần thiết. Tân cảng có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nói thật, làm thật, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chun mơn hóa cao có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong cơng tác xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại cảng, hệ thống nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, thường
xuyên chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, tạo tiện ích hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tại cảng.
4.3.5 Các yếu tố sở hữu khác: bảo hộ nhãn hiệu, quan hệ với kênh phân phối