CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. ĐỊNH HƢỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2015
Theo công bố của tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm 2012 là 5,25%, năm 2013 là 5,42% và dự báo năm 2015 khoảng 6,2%.
Hình 4.1. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014.
Về xuất khẩu, kim ngạch năm 2014 đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012. Về nhập khẩu, kim ngạch năm 2014 đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%.
Trên cơ sở những thành công trong quá khứ, năm 2015 Tổng công ty xác định là năm xây dựng nền tảng định hướng phát triển trên 3 trụ cột:
Kinh doanh khai thác cảng
Thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho sản lượng thông qua theo kế hoạch năm 2015 là 5.219.340 Teus.
Đột phá trong khâu cải tiến quy trình thủ tục, cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thơng quan và giao nhận hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng bãi hàng, cầu cảng.
Tập chung đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng bộ ở tất cả các cơ sở của Tổng công ty, kể cả những cơ sở mới hoạt động.
Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, triển khai phần mềm quản lý dữ liệu TOPOVN, phần mềm quản lý khách hàng – CRM, phần mềm quản lý kho hàng – WMS.
Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, có chính sách riêng cho từng loại khách hàng theo phân hạng : kim cương, vàng, bạc.
Tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực theo chuyên ngành. Quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn cán bộ quản lý các cấp.
Nâng cấp các cảng mới để đón tàu lớn theo xu thế phát triển chung của Thế giới. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với yêu cầu đón tàu cỡ lớn trên 14.000 Teus (160.000 DWT).
Kinh doanh dịch vụ Logistics :
Phát triển nhanh hoạt động logistics trên 2 nền tảng dịch vụ “lõi” là vận tải và kho bãi, lấy dịch vụ logistics gắn liền với cảng làm trung tâm, triển khai các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển thị trường Miền Bắc.
Tăng cường các dịch vu chọn gói, kéo dài chuỗi cung ứng, tại các cơ sở của Tổng cơng ty; tối ưu hóa các quy trình dịch vụ, tiết kiệm chi phí.
Nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên sale – marketing và đội ngũ lái xe, tạo tính chuyên nghiệp và an tồn trong vận tải. Thí điểm th chun gia nước ngồi quản lý điều hành, trả lương theo hiệu quả kinh doanh.
Triển khai phần mềm quản trị Logistics, phần mềm quản lý xe vận chuyển ngồi, tăng cường cơng tác quản trị, kết nối toàn hệ thống.
Kinh doanh dịch vụ vận tải biển nội địa :
Từng bước chuẩn hóa chất lượng dịch vụ vận tải biển nội địa, xây dựng lịch tàu ổn định, tăng năng suất xếp dỡ tại các đầu bến.
Hồn thiện quy trình, mẫu biểu, thủ tục chứng từ giao nhận.
Đầu tư cho công nghệ điều hành và quản lý tiêu hao nhiên liệu, vật tư.
Các dự án đầu tƣ trong tƣơng lai :
Tiếp tục đầu tư cảng Tân cảng Petro Cam Ranh, cảng nước sâu Tân cảng Lạch Huyện Hải Phòng.
Tiếp tục đầu tư đường kết nối cảng Cát Lái và cảng Phú Hữu (Quận 9), chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa cảng Phú Hữu vào khai thác để giảm áp lực hàng hóa cũng như nguy cơ kẹt cảng Cát Lái.
Triển khai đầu tư các cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cảng Tân cảng Thốt Nốt-Cần Thơ, Tân cảng Giao Long-Bến Tre).
Triển khai đầu tư các ICD tại Quy Nhơn, Hải Phòng và Hà Nội.
Nghiên cứu mở rộng ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ các trụ cột của Tổng công ty. Tập trung phát triển kinh tế, du lịch biển đảo, từng bước nâng cấp Tổng cơng ty thành binh đồn kinh tế biển.