Sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố tác động đến sự thoả mãn công việc của cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.4 Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc

2.4.10 Sự thỏa mãn công việc

Theo dictionary.com, sự thỏa mãn trong công việc đề cập đến việc một ngƣời đƣợc tổ chức đáp ứng nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của họ khi làm việc. Từ điển bách khoa tồn thƣ wikipedia.com thì cho rằng sự thỏa mãn trong cơng việc là sự hài lịng của một cá nhân đối với công việc của họ.

Một trong các định nghĩa đầu tiên về sự thỏa mãn trong cơng việc và đƣợc trích dẫn nhiều nhất có thể kể đến là định nghĩa của Robert Hoppock (1935). Tác giả cho rằng, việc đo lƣờng sự thoả mãn trong công việc bằng hai cách: (a) đo lƣờng sự thỏa mãn trong cơng việc nói chung và (b) đo lƣờng sự thỏa mãn trong công việc ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến cơng việc. Ông cũng cho rằng sự thỏa mãn trong cơng việc nói chung khơng phải chỉ đơn thuần là tổng cộng sự thỏa mãn của các khía cạnh khác nhau, mà sự thỏa thuận trong cơng việc nói chung có thể đƣợc xem nhƣ một biến riêng (trích dẫn bởi Scott và ctg, 1960).

Theo Ellickson (2002) thì cho rằng sự thỏa mãn trong công việc là mức độ ngƣời nhân viên u thích cơng việc của họ, đó là thái độ dựa trên sự nhận thức của ngƣời nhân viên (tích cực hay tiêu cực) về công việc hoặc môi trƣờng làm việc của họ. Nói đơn giản hơn, mơi trƣờng làm việc càng đáp ứng đƣợc các nhu cầu, giá trị và tính cách của ngƣời lao động thì độ thỏa mãn trong cơng việc càng cao.

Schemerhon (2002) cho rằng sự thỏa mãn trong công việc nhƣ là sự phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh khác nhau của cơng việc của

nhân viên. Tác giả nhấn mạnh các nguyên nhân của sự thỏa mãn trong công việc bao gồm vị trí cơng việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ, và các phần thƣởng gồm thăng tiến, điều kiện vật chất của môi trƣờng làm việc, cũng nhƣ cơ cấu của tổ chức.

Theo Kreitner và Kinicki (2007), sự thỏa mãn trong công việc chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân u thích cơng việc của mình. Nhƣ vậy, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sự thỏa mãn trong cơng việc nhƣng chúng ta có thể rút ra đƣợc rằng một ngƣời đƣợc xem là có sự thỏa mãn trong cơng việc thì ngƣời dó sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu đối với cơng việc của mình.

Thuyết nội dung chỉ ra rằng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sẽ tạo ra sự thỏa mãn trong công việc nhƣ thuyết hai nhân tố của Herzberg (1966) và thuyết nhu cầu của Maslow (1954). Thuyết quá trình giải thích rằng sự thỏa mãn công việc là sự tác động qua lại cảu ba mối quan hệ ―kỳ vọng - giá trị - mong muốn‖ gồm Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) và Thuyết công bằng của Adam (1963). Thuyết mơ hình điều kiện cho rằng sự thỏa mãn công việc lại là sự tác động qua lại của ba biến: đặc điểm công việc, đặc điểm của tổ chức và đặc điểm cá nhân. Ví dụ nhƣ Thuyết biểu hiện có điều kiện trong sự thỏa mãn cơng việc của Quarstein, McAfeevaf Glassman (1992) và thuyết những dự đốn trong sự thỏa mãn cơng việc của Glisson và Durick (1988) (đƣợc trích dẫn bởi Green, 2000)

Trong đề tài nghiên cứu này, sự thỏa mãn công việc đơn giản là việc ngƣời ta cảm thấy thích cơng việc và các khía cạnh cơng việc của họ nhƣ thế nào. Vì nó là đánh giá chung nên nó là một biến về thái độ (Spector, 1997). Theo quan điểm nhu cầu cá nhân của Maslow (1943), sự hài lịng cơng việc đƣợc cho là tồn tại khi nhu cầu của một cá nhân đƣợc đáp ứng bởi công việc và môi trƣờng xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố tác động đến sự thoả mãn công việc của cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)