Nhóm nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng

2.3.3.2 Nhóm nhân khách quan

Theo Vandone (2009), các yếu tố thuộc về khách hàng vay ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay KHCN có thể chia thanh hai loại: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (tuổi tác, giáo dục…) và các yếu tố thuộc về kinh tế (thu nhập,..)

Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng, Nhu cầu vốn của khách àng chính là căn cứ để xây dựng và mở rộng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng, KHCN là các cá nhân và hộ gia đình với các nhu cầu vốn rất đa dạng. Vấn đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh chóng để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến với mình. Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng hơn nhân, gia đình, độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu được tài trợ khác nhau. Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN.

Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, uy tín, tài sản đảm bảo của khách hàng thỏa điều kiện vay vốn của ngân hàng. Theo Haron O. Moti và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng mơ hình 5C về tín dụng bao gồm tính cách của khách hàng, năng lực của khách hàng, tài sản đảm bảo, điều kiện để vay, nguồn vốn tự có tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng

Như vậy, môi trường pháp lý, sự phát triển khoa học công nghệ, điều kiện kinh tế, các đối thủ cạnh tranh vừa là cơ sở, vừa là động lực thúc đẩy sự mở rộng hoạt động cho vay KHCN. Tuy nhiên, đây là những yếu tố khách quan, các ngân hàng khơng thể kiểm sốt hay tự tác động được, vì vậy để có thể xây dựng chiến lược mở rộng cho vay KHCN đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng thường xuyên cập nhật tình hình thị trường thơng qua cơng tác nghiên cứu thị trường để kịp thời điều chỉnh cũng như xây dựng sản phẩm mới cho ngân hàng mình.

Mơi trƣờng kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố vĩ mơ có những tác động đáng kể đến mở rộng cho vay KHCN. Khi nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối, mất đi sự hài hịa và ổn định sẽ gây khó khăn cho cả NH lẫn KH. Người dân sẽ lựa chon tiết kiệm hơn vay tiêu dùng hay vay vốn để sản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay sẽ gặp khó khăn (Park, 1993). Nghiên cứu của A. Maddaloni và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng, các yếu tố kinh tế vĩ mơ và khủng hồng tài chính tác động đến cung tín dụng của các ngân hàng tại Châu Âu.

Môi trƣờng pháp lý

Pháp luật có vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Quốc gia có hệ thống pháp luật hiệu quả sẽ giúp người cho vay thu hồi nợ xấu nhanh chóng, tốn ít chi phí và cũng giúp người đi vay hiểu rõ các quy định về cho vay KHCN. Từ đó hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể phát triển cho vay KHCN tốt hơn (Vandone, 2009). Những văn bản pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay và giúp ngân hàng yên tâm hoạt động cho vay. Pháp luật cịn tạo ra mơi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao, đồng thời cũng tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng và khách hàng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Nghiên cứu của Elliehausen (2004) cho rằng, có sự ảnh hưởng của pháp luật địa phương đến nguồn cung tín dụng.

Vì vậy, đây là một nhân tố có tác động khơng nhỏ đến việc mở rộng cho vay KHCN của NHTM. Một ngân hàng muốn phát triển cho vay KHCN nhưng các văn bản pháp lý của nhà nước quy định không rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp giữa ngân

hàng và khách hàng thì khơng có cơ sở pháp lý nào để giải quyết tranh chấp chắc chắn sau một thời gian triển khai sẽ gặp phải khó khăn và khơng muốn mở rộng nữa.

Mơi trƣờng văn hóa - xã hội

Những yếu tố của mơi trường văn hóa - xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu…ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn những nơi khác.

Môi trƣờng Khoa học – Công nghệ:

Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mơ tồn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay lao động thủ cơng. Từ đó giảm bớt thời gian giao dịch giữa với ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó hoạt động cho vay được mở rộng.

Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, chính sách nhằm thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. Như vậy, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay KHCN, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN.

2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trong một nghiên cứu của mình năm 2010, Berrospide, Edge và cộng sự đã sử dụng dữ liệu ngân hàng thứ cấp từ năm 1992 đến 2009 của Mỹ, đã cho thấy rằng có ảnh hưởng tương đối nhỏ của các tỷ lệ vốn ngân hàng bao gồm tỷ lệ vốn cổ phần/tài sản, tỷ lệ vốn an toàn cấp 1, tỷ số khả năng đảm bảo vốn cổ phần trong cho vay.

Maciej Grodzicki, Grzegorz Ha laj, Dawid Zochowski trong một nghiên cứu về chính sách cho vay và nguồn cung cho vay của các NHTM tại Ba Lan, đã chỉ ra rằng chính sách cho vay thực sự ảnh hưởng đến nguồn cung cho vay hay chính sách cho vay là một động lực quan trọng của mở rộng cho vay.

Trong nghiên cứu của Hoggarth. G (năm 2012) đã chỉ ra rằng thơng tin tín dụng khách hàng từ các cơng ty chun cung cấp thơng tin tín dụng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.

Võ Nhất Anh (2014), trong 1 đề tài nghiên cứu về mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Sở giao dịch 1, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đã đề xuất mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay KHCN, từ đó tác giả đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ (gồm 5 nhân tố: độ tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, sự hữu hình) ảnh hưởng đến sự hài lịng của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Sở giao dịch 1.

Tương tự với nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Nhàn (2014), mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV Standar Chartered Việt Nam, và Phạm Thị Minh Xuân (2014), mở rộng cho vay KHCN tại ngân hàng NH TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hai luận văn này kết hợp giữa phân tích thực trạng hoạt động cho vay với khảo sát ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong hoạt động cho vay, từ đó xác định được những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV Standar Chartered Việt Nam. Qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp

nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV Standar Chartered Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở thống kê mô tả, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát qua giá trị trung bình, phần trăm các biến quan sát.

Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thủy (2014) về đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực Tp.HCM” luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. HCM, đã đề xuất 7 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN đó là Nguồn vốn huy động, chính sách cho vay, năng lực cạnh tranh, nhân viên ngân hàng, quy trình cho vay, kiểm tra kiểm sốt cho vay và thơng tin tín dụng. Cuối cùng tác giả đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động đến hoạt động cho vay đó là nhân viên, chính sách, kiểm tra kiểm sốt, nguồn vốn huy động và cuối cùng là quy trình cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 34 - 39)