CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại PVcomBank
3.2.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay KHCN
Hiện tại, PVcomBank đang triển khai 14 loại sản phẩm cho vay như sau: Cho vay mua ô tô linh hoạt:
Cho vay mua ôtô dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ Cho vay mua bất động sản dự án
Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo Cho vay tái tài trợ
Cho vay tài trợ vốn sản xuất kinh doanh Cho vay kinh doanh lúa gạo
Cho vay trả góp với khách hàng hưởng lương ngân sách Nhà nước Cho vay trả góp bằng lương
Cho vay thấu chi không cần TSĐB Cho vay du học
Cho vay hộ kinh doanh
Cho vay chứng minh năng lực tài chính Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Danh mục cho vay KHCN tại PVcomBank khá đa dạng, bao gồm các sản phảm cho vay truyền thống và các sản phẩm cho vay mới phù hợp với nhu cầu của thị trường như mua nhà, mua ô tơ, chứng minh tài chính. Các sản phẩm tại PVcomBank đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn của KHCN từ cho vay sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng, từ tín chấp đến thế chấp. Sản phẩm cho vay thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo cạnh tranh với các NHTM khác cũng như đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong danh mục các sản phẩm tín dụng của PVcomBank lại thiếu hình thức cho vay qua phát hành thẻ tín dụng, đây là một hạn chế trong hoạt động tín dụng của PVcomBank. Trong nền kinh tế hiện đại, thẻ tín dụng đóng vai trị vơ cùng lớn trong sinh hoạt tiêu dùng của người dân, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Hình thức cho vay này mặt dù dư nợ ít nhưng nó lại mang lại lợi nhuận vô cùng lớn cho hoạt động ngân hàng, bởi chi phí cho vay ít. Vì vậy, trong thời gian tới PVcomBank nên nhanh chóng triển khai sản phẩm này để đẩy mạnh mở rộng cho vay KHCN.
3.2.4 Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 3.8: Nợ xấu cho vay KHCN tại PVcomBank năm 2013, 2014 và Quý Năm 2015 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nợ xấu KHCN 105 103 151
Dư nợ KHCN 4.250 6.750 11.289 Tỷ lệ nợ xấu cho vay
KHCN/Dư nợ KHCN 2,47% 1,52% 1,34% Tỷ lệ nợ xấu cho vay
/Tổng dư nợ
4,42% 2,67% 2,7%
(Nguồn dữ liệu: Báo cáo phòng tổng hợp PVcomBank)
Năm 2014 mặt dù nợ xấu cho vay KHCN của PVcomBank giảm chỉ 2 tỷ so với năm 2013, nhưng tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN lại giảm đáng kể từ 2,47% xuống còn 1,52%. Nguyên nhân là do tổng dư nợ cho vay KHCN tăng mạnh vào năm 2014
(tốc độ tăng 58,8%). Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN giảm xuống còn 1.34%, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN trong năm 2015 tăng mạnh. Có được kết quả này là nhờ ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, bền vững và chú trọng giải quyết nợ xấu.
Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu đã thấp hơn ngưỡng an toàn 3% của NHNN nhưng vẫn còn cao, PVcomBank cần phải chú trọng hơn đến vấn đề này, tránh để nợ xấu tăng mạnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
3.2.5 Thu nhập cho vay
Bảng 3.9: Tỷ trọng thu nhập cho vay KHCN tại PVcomBank năm 2013, 2014 và năm 2015 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng thu nhập lãi 1.156 100% 4.736 100% 4.599 100% Thu nhập lãi từ cho vay KHCN 121 10,5% 757 16% 1.012 22%
(Nguồn dữ liệu: Báo cáo phịng tổng hợp PVcomBank)
Nhìn chung thu nhập lãi từ cho vay KHCN có xu hướng tăng lên, năm 2014 thu nhập lãi cho vay KHCN đạt 757 tỷ đồng tăng hơn 6 lần so với năm 2013. Nguyên nhân là do công tác cho vay KHCN năm 2014 của PVcomBank đạt mức tăng trưởng khá tốt với dư nợ cho vay tăng 55,82% so với năm 2013. Năm 2015, thu nhập lãi từ cho vay KHCN của PVcomBank đạt 1.145 tỷ đồng, tăng 33,7% so với năm 2014. Mặc dù thu nhập cho vay KHCN tăng, nhưng tỷ trọng trên tổng thu nhập lãi của ngân hàng cịn khá khiêm tốn, dưới 25%. PVcomBank cần có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay KHCN để nâng thu nhập lãi từ hoạt động này, góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN.