.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 41 - 59)

Các giả thuyết của mơ hình:

H1: Có mối tương quan giữa “Nguồn vốn của ngân hàng” với “mở rộng cho vay KHCN”

H2: Có mối tương quan giữa “Chính sách cho vay” với “mở rộng cho vay KHCN” H3: Có mối tương quan giữa “Năng lực cạnh tranh” với “mở rộng cho vay KHCN” H4: Có mối tương quan giữa “Nhân viên cho vay” với “mở rộng cho vay KHCN” H5: Có mối tương quan giữa “Quy trình cho vay” với “mở rộng cho vay KHCN” H6: Có mối tương quan giữa: “Chất lượng dịch vụ” với “mở rộng cho vay KHCN”

Nguồn vốn của ngân hàng

Chính sách cho vay

Năng lực cạnh tranh

Mở rộng cho vay KHCN Nhân viên cho vay

Quy trình cho vay

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Như vậy trong chương 2 đã làm rõ các khái niệm liên quan đến nội dung phân tích. Các lý luận khoa học được trình bày rõ ràng, logic sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về mở rộng cho vay, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay, các nhân tố ảnh hưởng đến mở rông cho vay khách hàng cá nhân. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số nghiên cứu trước đây liên quan đến mở rộng cho vay, dựa vào đó tác giả đã đề xuất mơ hình gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay KHCN.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank), có trụ sở tại 22 Ngơ Quyền, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội. Trong đó:

Tổng cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam tiền thân là Cơng ty Dầu khí – là thành viên 100% vốn Nhà nước thuộc tập đồn Dầu khí Việt Nam, được cổ phần hóa theo quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Tập đồn Dầu khí Việt Nam về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Cơng ty Tài chính Dầu khí thành Tổng Cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam”. PVFC chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức là cơng ty cổ phần từ ngày 18 tháng 3 năm 2008 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103023045 ngày 18 tháng 3 năm 2008 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép hoạt động số 72/2008/GP-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2008 của thống đốc NHNN. Từ đó đến ngày 30 tháng 9 năm 2013, PVFC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0101057919 điều chỉnh lần thứ 11 ngày 6 tháng 7 năm 2012.

Ngân hàng TMCP Phương Tây được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0016/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp vào ngày 6 tháng 4 năm 1992 và Giấy phép thành lập công ty số 124/NH-ĐKKD do ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp vào ngày 28 tháng 4 năm 1992 và được chấp thuận chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP

đốc NHNN cấp vào ngày 5 tháng 6 năm 2007 và đổi tên thành ngân hàng TMCP Phương Tây theo quyết định số 1048/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN cấp vào ngày 28 tháng 4 năm 2010.

Ngày 01/10/2013, PVFC và WTB chính thức chấm dứt hoạt động và chuyển giao tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. Hiện ngân hàng đang hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. PVcomBank có tổng tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đơng lớn là Tập đồn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%).

Trong năm 2014, PVcomBank cũng triển khai việc mở rộng và phát triển mạng lưới khi khai trương một loạt các chi nhánh mới tại các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hịa, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh... nâng số điểm giao dịch của PVcomBank lên 110 tại 28 tỉnh thành trọng điểm trên cả nước. Cùng với đó, sau một năm ra mắt, thương hiệu PVcomBank đã được đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và tại 24 quốc gia, vùng lãnh thổ, hiện diện trên nhiều công cụ truyền thông khác nhau.

Chiến lược phát triển của NH: PVcomBank đã cùng BCG - tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới hoạch định hoàn chỉnh Chiến lược phát triển NH đến năm 2020, với mục tiêu đưa PVcomBank trở thành một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu tại Việt Nam. Trong năm, PVcomBank đã hoàn thành triển khai 22 sáng kiến; 29 trên tổng số 109 sáng kiến đang triển khai đúng tiến độ. Các sáng kiến được triển khai thành công đã và sẽ giúp cải tổ PVcomBank một cách toàn diện, từ nội tại đến phát triển các hoạt động kinh doanh của NH.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch

giá khác; cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam năm 2013, 2014, 2015 Nam năm 2013, 2014, 2015

3.1.2.1. Hoạt động huy động

Huy động vốn là một trong hai hoạt động chính của Ngân hàng, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn vay lại có điều kiện, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng. Công tác huy động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng, nó mang tính chất thường xun và liên tục.

Trong công tác huy động vốn, khách hàng giữ vai trò chủ thể, Ngân hàng là khách thể nên khách hàng có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất, đáp ứng được mục đích gửi tiền của mình là cao nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, PVcomBank không ngừng tạo lập, củng cố thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự thỏa mãn về lãi suất và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thỏa mái, hài lòng khi giao dịch với Ngân hàng và để một ấn tượng đẹp về Ngân hàng trong lịng khách hàng, có như vậy Ngân hàng mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả huy động vốn của Ngân hàng để có thể hiểu sâu hơn về cơng tác này.

Bảng 3.1: Vốn huy động của PVcomBank năm 2013, 2014 và 2015 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn vốn 49.091 70.955 64.720 Tiền gửi KKH 1.185 5.546 1.699 Tiền gửi CKH 47.906 65.409 63.021

Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH vì càng dễ dàng huy động được nhiều vốn cộng với chi phí huy động thấp thì điều đó cho thấy đó là một NH có uy tín, độ rủi ro thấp.

Thực hiện theo mơ hình hoạt động do BCG tư vấn, PVcomBank đã thực hiện cấu trúc toàn diện cả về tổ chức và hoạt động của các khối chức năng theo mơ hình chuẩn mực. Kết quả kinh doanh và huy động vốn của PVcomBank ngay lập tức có sự tăng trưởng rõ rệt. Kết thúc năm 2014, số dư huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng là 70.955 tỷ đồng (tăng 21.664 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 44,54% so với số dư tại thời điểm 31/12/2013), trong đó số dư tiền gửi không kỳ hạn là 5.546 tỷ đồng. Nguồn vốn Ngân hàng khá ổn định và đáp ứng thanh khoản. Năm 2015, tiền gửi của khách hàng là 64.720 tỷ đồng. Như vậy so với thời điểm kết thúc năm 2014, tiền gửi khách hàng giảm 8,8%, nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm sút về số dư huy động từ khách hàng doanh nghiệp.

Để đạt được các chỉ tiêu trên, Ngân hàng tập trung vào các nhiệm vụ: triển khai chiến lược phát triển của Ngân hàng theo đúng kế hoạch; tiếp tục hồn thiện hệ thống cơng nghệ thông tin; ổn định hệ thống, phát triển Ngân hàng lành mạnh, bền vững, kiểm soát tốt rủi ro; đẩy mạnh huy động vốn; kiểm sốt tăng trưởng tín dụng theo định hướng của NHNN; tăng cường hoạt động thu xếp vốn; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; mục tiêu chủ đạo xuyên suốt năm sẽ là tiếp tục chương trình tái cấu trúc nhằm nhanh chóng có được một hệ thống quản lý ngân hàng hiện đại, hiệu quả và theo sát định hướng chiến lược, phát triển ổn định, bền vững.

Với chính sách sản phẩm linh hoạt cùng nhiều chương trình ưu tiên, khuyến mãi hướng tới khách hàng như: Tiền gửi sáng tạo,hợp tác bảo hiểm, dịch vụ thanh tốn hóa đơn tiện ích, năm 2014 được coi là một năm thành công của PVcomBank trong dịch vụ huy động.

PVcomBank áp dụng chính sách ưu đãi dịch vụ, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh phù hợp với phong tục tập quán của từng địa bàn hoạt

động nhằm phát triển tối đa khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Cơ cấu huy động được ưu tiên tập trung các loại hình tiền gửi có kỳ hạn dài, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm dân cư nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nguồn vốn hoạt động kinh doanh.

3.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho vay của PVcomBank đã có những bước chuyển tích cực và được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.2: Cho vay của PVcomBank năm 2013, 2014 và 2015 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dƣ nợ 41.118 42.383 40.170

DN doanh nghiệp 36.868 37.516 28.881

DN cá nhân 4.250 6.750 11.289

Nợ xấu 4,42% 2,67%, 2,7%

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của PVcomBank)

Tổng các khoản cho vay của PVcomBank đến ngày 31/12.2014 là 42.383 tỷ đồng, tăng 1.265 tỷ đồng tương ứng tăng gần 3,1% so với năm 2013. Năm 2015, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế của PVcomBank đạt 40.170 tỷ đồng, giảm 2.213 tỷ đồng so với cuối năm, nguyên nhân giảm cũng là do sự giảm sút mạnh của hoạt động cho vay KHDN.

Về cơ cấu, cho vay KHDN chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ của PVcomBank, do PVcomBank kế thừa dư nợ tín dụng của các tổ chức kinh tế trước kia có quan hệ tín dụng với PVFC, chủ yếu ở đây là dầu khí, khai thác khoảng sản, điện, các doanh nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ nên mảng cho vay KHCN chưa được chú trọng.

PVcomBank đã tăng cường hợp tác, ký kết nhiều hợp đồng tín dụng, thu xếp vốn và thỏa thuận hợp tác toàn diện với các đơn vị trong ngành Dầu khí (PVI, PVFCCo, DMC, PVPower, PVCFC, BSR, BDCC...). Điều này tiếp tục ghi dấu đánh dấu bước phát triển của PVcomBank với các dự án lớn, trọng điểm của ngành Dầu khí.. Do vậy tín dụng trong lĩnh vực dầu khí, khai thác khoảng sản, điện của PVcomBank có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên năm 2015 tỷ lệ cho vay KHDN có giảm sút đáng kể so với những năm trước đó do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN.

PVcomBank tiếp tục công tác thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được đặc biệt chú trọng trong năm 2014 và triển khai mạnh nên hiệu quả thu hồi nợ xấu đạt kết quả tốt. Kết quả đạt được giúp tỷ lệ nợ xấu của PVcomBank giảm mạnh từ 4,42% vào thời điểm cuối năm 2013 xuống còn 2,67% vào thời điểm cuối năm 2014. Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu lại tăng nhẹ ở mức 2,7%, nhưng vẫn đảm bảo dưới mức 3% theo quy định của NHNN.

3.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 3.3: Lợi nhuận của PVcomBank năm 2013, 2014 và 2015 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với 2013

Số tiền Tăng/giảm So với 2014

Tổng thu 346 1.511 337% 1.997 32,2% Thu từ lãi thuần - 65 - 523 - 705% 410 933% Thu khác

Lợi nhuận sau thuế thuethuế

22 167 659% 73 -56,3%

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD của PVcomBank)

Tổng thu nhập hoạt động của PVcomBank năm 2014 đạt 1.511 tỷ tăng 1.165 tỷ tương đương với tốc độ tăng 337% so với thời điểm cuối năm 2013, năm 2015 là 1.997 tỷ tăng 32,2% so với 2014 . Thu nhập mà PVcomBank thu được trong những năm vừa qua chủ yếu là từ các hoạt động khác lãi vay như thu dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán…..sở dĩ năm 2015 tốc độ tăng thu nhập của PVcombank giảm nhiều so với 2014 vì trong năm này PVcombank lỗ trong đầu tư chứng khoán và kinh doanh ngoại tệ. Thu từ lãi năm 2013 âm 65 tỷ, năm 2014 âm 523 tỷ, đến năm 2015 đã có kết quả dương và đạt 410 tỷ. Sở dĩ thu nhập lãi năm 2013 và 2014 âm là do PVcomBank phải trả chi phí lãi huy động lớn (năm 2014 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng tới 45% so với cuối năm 2013 trong khi đó tín dụng lại chỉ tăng trưởng 3%). PVcomBank cần có kế hoạch sử dụng tốt hơn nguồn vốn huy động của mình.

Về lợi nhuận sau thuế: Năm 2014, LNST của ngân hàng đạt 167 tỷ đồng tăng 7,6 lần so với thời điểm cuối năm 2013, Đến năm 2015 lợi nhuận của ngân hàng đạt 73 tỷ đồng giảm 56,3% so với năm trước. Nguyên nhân là do lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chứng khốn và chi phí hoạt động ngân hàng tăng quá cao.

Như vậy, trong những ngày đầu thành lập, tuy gặp vơ số khó khăn nhưng PVcomBank vẫn đạt được những kết quả nhất định: nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, dư nợ cho vay tăng, tuy tốc độ không cao, nợ xấu trong tầm kiểm soát, doanh thu tăng mạnh trong năm 2014. Năm 2015, ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của nhà nước, đáp ứng thanh khoản tốt. Tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế do PVcombank tập trung tốt đa nguồn lực để xử lý các tồn tại cũ, thực hiện tái cấu trúc nâng cao chất lượng danh mục tài sản – nguồn vốn.

3.2. Thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại PVcomBank 3.2.1 Doanh số cho vay KHCN 3.2.1 Doanh số cho vay KHCN

Từ khi thành lập đến nay, cho vay KHCN luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay của PVcomBank. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Doanh số cho vay KHCN tại PVcomBank tháng 10/2013 đến cuối năm 2015 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 41 - 59)