Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 68 - 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.3. Thiết kế nghiên cứu:

4.3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16 để thống kê và phân tích dữ liệu khảo sát thơng qua các công cụ như kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy. Cụ thể:

Phân tích độ tin cậy: Bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thông qua

phần mền SPSS, để loại bỏ những thang đo không đảm bảo độ tin cậy, và loại bỏ những biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ khơng phù hợp ra khỏi mơ hình.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): được sử dụng để kiểm định sự hội tụ

của các biến thành phần về khái niệm, rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của biến ban đầu.

Phân tích hồi quy đa biến:

+ Phân tích tương quan: Để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, và mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau. Nếu các biến độc lập có quan hệ với biến phụ thuộc thì sẽ được đưa vào phân tích hồi quy, nếu khơng có quan hệ thì khơng đưa vào. Thơng qua phân tích tương quan, nếu các biến độc lập có quan hệ với nhau cần lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, ước lượng sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, tác giả sử dụng phương pháp Enter (phương pháp đưa cùng lúc tất cả các biến vào để phân tích). Mơ hình hồi quy tuyến tính dự kiến của tác giả như sau:

Mở rộng cho vay KHCN = B0 + B1 * Nguồn vốn ngân hàng + B2 * Chính sách cho vay + B3 * Năng lực cạnh tranh + B4 * Nhân viên cho vay + B5 * Quy trình cho vay + B6 * Chất lượng dịch vụ cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 68 - 69)