Biến đại diện cho tính thanh khoản cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.3 Biến đại diện cho tính thanh khoản cổ phiếu

Việc đo lường tính thanh khoản cổ phiếu có thể được xét ở nhiều khía cạnh như số vịng quay giao dịch của cổ phiếu (Tang và Wang, 2011), chênh lệch giá (Chung và cộng sự, 2010), khối lượng cổ phiếu giao dịch (Karmani và Ajina, 2012), tỷ số kém thanh khoản (Amihud, 2002), tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi (Lesmond, Ogden, và Trzcinka, 1999). Dựa trên sự tham khảo từ bài nghiên cứu của Wei-Xuan Li và cộng sự (2012) tại Nga, bài nghiên cứu lần lượt sử dụng 3 cách đo lường tính thanh khoản gồm khối lượng cổ phiếu giao dịch (VOL), tỷ số kém thanh khoản (ILQ) và tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi (PZR). Tác giả kỳ vọng tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì quản trị cơng ty càng đạt hiệu quả tốt hơn.

(1) Khối lượng cổ phiếu giao dịch (VOL - Volume)

Theo nghiên cứu của Wei-Xuan-Li và cộng sự (2012), VOL là giá trị cổ phiếu giao dịch trung bình của một cơng ty trong năm. Tuy nhiên, do sự không đồng nhất trong việc thu thập dữ liệu chứng khoán tại Việt Nam nên trong bài nghiên cứu này, VOL được tính theo cơng thức sau:

VOL = Khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình trong năm

Về mặt ý nghĩa thực nghiệm, việc sử dụng hai cách tính này là tương đương nhau, nghĩa là khối lượng (hay giá trị) của cổ phiếu giao dịch càng lớn chứng tỏ tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao.

(2) Tỷ số kém thanh khoản (ILQ - Iliquidity)

ILQ là tỷ số kém thanh khoản tính theo Amihud (2002), tỷ số này càng cao sẽ thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu càng thấp. ILQ được hiểu là tỷ lệ phần trăm thay đổi giá trên 1 đơn vị khối lượng giao dịch (tính bằng tiền), nghĩa là một đơn vị giao dịch (tính bằng tiền) hàng ngày gây ra ảnh hưởng làm thay đổi giá cả bao nhiêu. Amihud (2002) đã chứng minh thành công rằng tỷ số này có thể được sử dụng để đo lường tác động giá. Sau đó đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tỷ số này để đo lường tính kém thanh khoản cổ phiếu như Lesmond (2005), Fang và cộng sự (2009), Parasanna và Menon (2011), Tang và Wang (2011), Wei-Xuan-Li và cộng sự (2012). Cơng thức tính ILQ trung bình năm t của cổ phiếu i được tính như sau:

ILQit= 1 Dit Ritd Volditd Dit t=1

Trong đó: Dit là số ngày có dữ liệu của cổ phiếu i trong năm t. Ritd là chênh lệch giữa giá đóng cửa – giá mở cửa của cổ phiếu i vào ngày d của năm t. Volditd là giá trị giao dịch tính bằng tiền của cổ phiếu i vào ngày d của năm t.

(3) Tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi (PZR - Proportion of zero return days)

Lesmond, Ogden, và Trzcinka (1999) cho rằng khi các nhà đầu tư nắm giữ được nhiều thông tin (bao gồm thông tin chung được công bố và thông tin riêng) nhưng giá trị của thông tin này không vượt qua được ngưỡng giới hạn của chi phí giao dịch, khi đó các nhà đầu tư có xu hướng giảm bớt các giao dịch mong muốn hoặc thậm chí sẽ khơng giao dịch, kéo theo đó là khơng có sự biến động giá từ ngày giao dịch trước đó và cuối cùng là khơng có tỷ suất sinh lợi. Tương tự như ý nghĩa của biến ILQ, khi giá trị tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi càng cao cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu càng thấp.

Lesmond và cộng sự (1999) tính chỉ tiêu này như sau:

PZR = Tổng số ngày khơng có tỷ suất sinh lợi Số ngày giao dịch trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)