Ma trận hệ số tương quan từng cặp giữa các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 64 - 65)

lnTD lnVOL ILQ PZR Q lnTA LEV lnSALES CRET lnTD 1 lnVOL 0.447* 1 ILQ -0.087* -0.162* 1 PZR -0.151* -0.349* 0.015 1 Q 0.098* 0.021 0.126* 0.055 1 lnTA 0.710* 0.556* -0.134* -0.286* 0.135* 1 LEV 0.065 -0.032 -0.022 -0.009 -0.035 0.110* 1 lnSALES 0.605* 0.375* -0.096* -0.252* 0.196* 0.829* 0.076 1 CRET -0.020 -0.132* 0.101* -0.030 0.148* -0.001 0.009 0.035 1

Ghi chú: * ứng với các mức ý nghĩa thống kê 5%

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.0)

Bảng 4.2 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến sử dụng trong mơ hình. Kết quả cho thấy biến kém minh bạch thông tin (lnTD) có tương quan dương với biến đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu đo lường bằng khối lượng cổ phiếu giao dịch (lnVOL) và ngược lại, tồn tại mối tương quan âm giữa biến kém minh bạch thơng tin (lnTD) với các biến đại diện cho tính kém thanh khoản của cổ phiếu được đo lường bằng tỷ số kém thanh khoản (ILQ) hoặc tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi (PZR). Do biến quản trị cơng ty được đo lường bằng tính kém minh bạch thông tin nên kết quả này chưa thật sự đúng như dấu kỳ vọng của tác giả khi xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và quản trị cơng ty.

Kết quả cũng cho thấy tồn tại mối tương quan dương giữa biến kém minh bạch thông tin (lnTD) và biến giá trị doanh nghiệp (Q), kết quả này cũng chưa đúng như dấu kỳ vọng của tác giả khi xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp.

Tiếp theo, hệ số tương quan của các biến tổng tài sản (lnTA), doanh thu (lnSALES), tỷ suất sinh lợi tích lũy (CRET) mang dấu dương với biến giá trị doanh nghiệp (Q) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này có nghĩa là các cơng ty có quy mơ càng lớn cũng như tỷ suất sinh lợi tích lũy càng cao sẽ mang lại giá trị doanh nghiệp cao hơn.

Tuy nhiên, tất cả các giá trị tương quan trên đều là kết quả tương quan từng cặp giữa các biến và chưa xét đến sự tương tác giữa các biến độc lập trong mỗi phương trình, cũng như khơng xét đến sự tác động đồng thời giữa các phương trình. Do đó, phần trình bày kết quả ước lượng của mơ hình sẽ cho kết quả chính xác hơn.

4.3 Kiểm định sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định về tính độc lập của các phần dư trong mỗi hệ phương trình Mơ hình Breusch-Pagan test 2 (1;0.05)  Kết luận Mơ hình 1 0.0232 0.0039 Bác bỏ H0 Mơ hình 2 0.0367 0.0039 Bác bỏ H0 Mơ hình 3 0.0623 0.0039 Bác bỏ H0

Ghi chú: * ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.0)

Kết quả kiểm định Breusch – Pagan về tính độc lập của các phần dư trong mỗi hệ phương trình ở bảng 4.3 cho thấy có sự tương quan cao giữa 2 phần dư của mỗi phương trình riêng rẽ. Cụ thể, giá trị LM trong kiểm định Breusch – Pagan trong mơ hình 1, 2 và 3 lần lượt là 0.0232; 0.0367 và 0.0623 (đều lớn hơn giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 5%). Điều đó cho thấy mơ hình được ước lượng theo phương pháp SUR là phù hợp hơn so với OLS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)