CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.3 Điểm mới và hạn chế của luận văn
5.3.1 Điểm mới của đề tài
Đề tài lần đầu tiên đã hệ thống, đánh giá các phương pháp tiếp cận để đo lường quản trị công ty thông qua phần dư trong minh bạch thơng tin tài chính và số lượng thành viên HĐQT. Theo đó, phương pháp dựa trên phần dư cho kết quả khách quan và hiệu quả hơn so với các phương pháp còn lại. Các nghiên cứu sau này về vấn đề mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu đến quản trị công ty, cũng như quản trị cơng ty đến giá trị doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, đề tài lần đầu tiên đã trình bày hệ thống lý thuyết để so sánh lựa chọn một mơ hình phù hợp trong ước lượng SUR thông qua trị thống kê R2 hiệu chỉnh theo McElroy (1977). Từ lý thuyết này, đề tài đã chứng minh có thể sử dụng các biến như khối lượng cổ phiếu giao dịch, tỷ số kém thanh khoản và tỷ lệ ngày khơng có tỷ
suất sinh lợi đều cho kết quả thống nhất với nhau. Các nghiên cứu sau này có thể sử dụng một trong ba biến trên làm biến đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường.
5.3.2 Hạn chế về bộ dữ liệu
Với số lượng quan sát là 212 công ty trên tổng số gần 680 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn mẫu 7 năm (2009 – 2015) thì con số này là thấp khá nhiều, do đó chưa thực sự mang tính đại diện cao. Tuy nhiên, tác giả buộc phải chấp nhận vì một số khó khăn trong việc thu thập dữ liệu như sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000. Trong
giai đoạn 2000 – 2005 là lúc thị trường đang còn sơ khai, số lượng giao dịch còn hạn chế. Đến giai đoạn 2006 – 2007, thị trường có bước phát triển đột phá và tăng trưởng bùng nổ, số lượng công ty niêm yết tăng lên gấp nhiều lần tuy nhiên ẩn chứa bên trong đó là các “bong bóng” tài sản có nguy cơ tan vỡ vào bất cứ lúc nào. Đến năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu suy thoái khiến cho giá trị thị trường của cổ phiếu thay đổi đột ngột và còn ảnh hưởng đến các năm sau đó. Do đó, tác giả đã loại bỏ những năm có sự biến động mạnh và loại bỏ các cơng ty có biên độ dao động về dữ liệu chứng khoán quá lớn, giá trị khác xa với giá trị trung bình của mẫu tổng thể nhằm đảm bảo độ chính xác của mơ hình.
Thứ hai, việc thu thập các dữ liệu và thông tin cần thiết để xây dựng biến quản trị từ
các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, website cơng ty… cịn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp không công bố đầy đủ các thông tin cũng như các báo cáo liên quan và nhất quán. Do đó tác giả cũng loại bỏ các doanh nghiệp khơng có đầy đủ cơ sở thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ.
Thứ ba, tỷ số kém thanh khoản (ILQ) được tính tốn dựa trên thơng tin lịch sử giá
và số lượng giao dịch từng ngày trong khi có khá nhiều cơng ty có những ngày không giao dịch hoặc không đủ dữ liệu giao dịch. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ số kém thanh khoản (ILQ). Tác giả tiếp tục loại bỏ những cơng ty có sự biến động quá lớn của tỷ số này.
5.3.3 Hạn chế về xây dựng biến đại diện cho quản trị công ty
Biến số lượng thành viên HĐQT vẫn có thể được sử dụng làm biến đại diện cho quản trị, mặc dù hiệu quả giải thích khơng cao bằng biến đại diện dựa trên phần dư trong minh bạch thơng tin tài chính. Tuy nhiên, có thể nâng cao hiệu quả giải thích của biến số lượng thành viên HĐQT thông qua xem xét cấu trúc thành phần HĐQT như tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, việc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO, cấu trúc sở hữu.
Phương pháp đo lường hiệu quả quản trị dựa trên phương pháp xếp hạng điểm công khai và minh bạch thông tin của Standard & Poor vẫn là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tổ chức độc lập nào đứng ra tổ chức đánh giá thẻ điểm quản trị cho các doanh nghiệp ở các thị trường tài chính mới nổi, cũng như thị trường tài chính Việt Nam. Mặc dù Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) đã thực hiện việc khảo sát ứng dụng Thẻ điểm quản trị nhưng chỉ với 100 công ty đại chúng lớn nhất tại Việt Nam, đại diện cho 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường cũng như dự án chỉ mới được triển khai từ năm 2010 và khảo sát cho 3 năm là 2009, 2010, 2011.