Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2 Một số khuyến nghị

Xuất phát từ các kết quả phân tích mà nghiên cứu đạt được, đề tài đề xuất một số các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị và gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất gia tăng công tác thanh tra, kiểm sốt nội bộ: Bởi vì quy mơ tổng tài sản

là nhân tố chi phối và có ảnh hưởng tiêu cực đến cải thiện tính minh bạch trong quản trị, do vậy, để gia tăng hiệu quả quản trị trong điều kiện mở rộng quy mơ, gia tăng tổng tài sản thì cần thiết phải tăng cường cơng tác quản lý, tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro đạo đức nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản trị.

Thứ hai tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Tính thanh khoản của cổ phiếu có ảnh

hưởng tích cực đến việc cải thiện tính minh bạch và hiệu quả quản trị của cơng ty, do vậy, (i) về phía cơng ty niêm yết cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp cận thông tin về doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, công cụ internet hoặc tổ chức hội thảo giới thiệu về công ty cho các nhà đầu tư; Ngoài ra, đối với các sự kiện quan trọng, các giao dịch bất thường, cần thu thập thêm ý kiến của các cổ đông thiểu số. Điều này khơng những góp phần bảo đảm quyền lợi của cổ đông, bao gồm quyền lợi của cổ đơng thiểu số mà cịn giúp hoạt động kiểm soát ngày càng khách quan hơn bởi doanh nghiệp được giám sát đồng thời vừa người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. (ii) Về phía nhà nước mà cụ thể là Ủy ban chứng khốn Nhà Nước cần có những chính sách đảm bảo thị trường chứng khoán phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế, cũng như của từng doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tối đa các trục trặc hệ thống phát sinh khi giao dịch để nhà đầu tư yên tâm giao dịch, gia tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường.

Thứ ba, doanh nghiệp phải xem hiệu quả quản trị là chìa khóa để mở cánh cửa

“thành công” gia tăng giá trị của doanh nghiệp cùng với nỗ lực tăng doanh thu bán hàng, tăng cường tích lũy lợi nhuận có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần thiết phải chú trọng xây dựng đội ngũ quản trị các cấp từ việc tổ

chức bộ máy; phân công, phân nhiệm đến việc chi tiết hóa, văn bản hóa các quy chế, quy trình, chính sách, hoạt động…Tăng cường cơng tác báo cáo theo quy định về quản trị cơng ty, các cơ chế phịng ngừa rủi ro, kiểm soát nội bộ, các phiên họp. Tăng cường giám sát, bảo đảm thực thi các quy định về báo cáo tài chính, cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, đặc biệt cần sớm áp dụng tồn bộ các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS, IAS) vào tiêu chuẩn kế toán Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tính tương thích về thơng tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh cần tăng cường vai trò giám sát thông qua việc yêu cầu các tài liệu, các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất; thường xuyên tham gia các cuộc họp cổ đơng nhằm có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn với các thông tin kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của thơng tin.

Thứ 4, về mặt phương pháp thì sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng phương pháp đo lường

chỉ số minh bạch dựa trên phần dư của Gomariz và Ballesta (2013) thay cho các phương pháp như đại diện bằng số lượng thành viên HĐQT, hoặc phương pháp thẻ điểm quản trị – một phương pháp mang nhiều cảm tính khi Việt Nam chưa có một tổ chức độc lập đứng ra đánh giá các chỉ tiêu minh bạch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)