.4 Kết quả hệ số tương quan giữa hai phần dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 65 - 68)

Mơ hình Hệ số tương quan giữa hai phần dư

Mơ hình 1 0.8365*

Mơ hình 2 0.8066*

Mơ hình 3 0.7916*

Ghi chú: * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.0)

Ngoài ra, kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các phần dư trong mỗi hệ thống ở bảng 4.4 cũng cho thấy có sự tương quan cao giữa 2 phần dư của mỗi phương trình riêng rẽ. Cụ thể, giá trị tương quan giữa 2 phần dư trong mơ hình với biến đại

diện lnVOL, ILQ và PZR lần lượt là 0.84, 0.81 và 0.79 (đều có ý nghĩa thống kê 1%). Điều này một lần nữa khẳng định mơ hình được ước lượng theo phương pháp SUR là phù hợp hơn so với OLS.

4.4 Lựa chọn mơ hình

Một trong những mục tiêu quan trọng của đề tài là nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu, quản trị cơng ty và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp đo lường quản trị cơng ty, đó là đo lường thơng qua tính kém minh bạch thông tin (TD) và đo lường thông qua số lượng thành viên trong HĐQT của mỗi công ty (BOARD). Mỗi phương pháp lần lượt xây dựng 3 mơ hình ứng với 3 biến đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu là khối lượng cổ phiếu giao dịch (VOL), tỷ số kém thanh khoản (ILQ) và tỷ lệ ngày khơng có tỷ suất sinh lợi (PZR). Vì vậy, bước đầu tiên trong lựa chọn mơ hình là đánh giá tính hiệu quả của 2 nhóm phương pháp đo lường quản trị công ty.

Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả ước lượng mơ hình theo 2 phương pháp đo lường quản trị cơng ty

Tiêu chí lựa chọn

Phương pháp đo lường quản trị theo TD

Phương pháp đo lường quản trị theo BOARD

lnVOL ILQ PZR lnVOL ILQ PZR

N, df (1481, 6) (1481, 6) (1481, 6) (1481, 6) (1481, 6)  (1481, 6) 2 z R 0.36 0.36 0.36 0.11 0.11 0.12 Fz 236.98 235.37 238.58 54.65 54.58 55.56 Chisq 566.95 563.83 570.04 154.72 154.55 157.15 Giá trị p 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00  0.00

4.4.1 Lựa chọn phương pháp đo lường quản trị công ty

Tác giả sử dụng chỉ số 2

z

R theo đề xuất của McElroy (1977) cho thấy mơ hình được xây dựng theo phương pháp đo lường tính kém minh bạch thông tin (TD) và phương pháp đo lường dựa trên số thành viên HĐQT (BOARD) đều đảm bảo độ phù hợp của mơ hình với các giá trị thống kê F hoặc Chi bình phương hiệu chỉnh đều khá lớn và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều đó cho thấy cả 2 cách tiếp cận đo lường quản trị công ty đều phù hợp trong điều kiện dữ liệu chứng khốn Việt Nam. Tuy nhiên, ở mơ hình đo lường quản trị theo tính kém minh bạch thơng tin có khả năng giải thích (hiệu quả) cao hơn so với phương pháp đo lường dựa trên số thành viên HĐQT. Cụ thể, kết quả ở bảng 4.5 cho thấy ở mơ hình đo lường theo TD đều có khả năng giải thích trung bình khoảng 36% sự biến thiên của các biến phụ thuộc trong mơ hình. Ở chiều hướng ngược lại, mơ hình đo lường theo BOARD chỉ giải thích được khoảng 11% sự thay đổi của các mối quan hệ được xét. Hiệu quả giải thích của mơ hình theo cách tiếp cận dựa trên số thành viên HĐQT chỉ bằng 1/3 so với khả năng giải thích của mơ hình tương ứng dựa theo phương pháp đo lường tính kém minh bạch thơng tin. Do vậy, đề tài sẽ sử dụng phương pháp đo lường theo TD để giải thích các mối quan hệ đồng thời giữa tính thanh khoản cổ phiếu, quản trị cơng ty và giá trị doanh nghiệp.

4.4.2 Lựa chọn phương pháp đo lường tính thanh khoản cổ phiếu

Sau khi đã lựa chọn cách đo lường quản trị cơng ty dựa trên tính kém minh bạch thơng tin (TD), bước tiếp theo là xác định biến đại diện tính thanh khoản phù hợp nhất cho phương trình mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và quản trị cơng ty. Kế thừa nghiên cứu của Wei-Xuan-Li và cộng sự (2012) nên tác giả sử dụng 3 biến đại diện cho tính thanh khoản cổ phiếu là lnVOL, ILQ và PZR. Cơ sở để lựa chọn biến đại diện tính thanh khoản dựa trên so sánh độ phù hợp 2

z

R theo đề xuất của McElroy (1977), cộng với kiểm tra sự phù hợp của ước lượng SUR và so sánh dấu kỳ vọng của mỗi phương trình. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy cả 3 mơ hình ứng với mỗi biến đại diện lnVOL, ILQ, PZR đều có khả năng giải thích cao trên 36%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)