CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng sự ổn định tài chính của các NHTM
Có nhiều các yếu tố, thành phần kinh tế tác động đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế, trong đó có bộ phận các ngân hàng thương mại. Trải qua giai đoạn hình thành và phát triển, các NHTM Việt Nam từng bước hồn thiện và có vị trí nhất định trên nền kinh tế thế giới. Các chỉ tiêu dư nợ và các chỉ tiêu tài chính liên quan như sau:
Bảng 3.5. Dữ liệu tài chính về rủi ro hệ thống NHTM VN giai đoạn 2007-2015 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ xấu (Tỷ đồng) 13 20 45 36 58 85 126 132 169 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,97 1,97 3,53 2,05 2,52 3,3 4,08 3,79 4,6 Z-score 4.5 4.2 3.7 2.94 3.85 4.09 3.63 3.5 3.23 Tổng dư nợ (Nghìn tỷ đồng) 346 549 633 897 1216 1419 1601 1844 2395 Tổng tài sản (Nghìn tỷ đồng) 665 1012 1195 1631 2351 2785 2914 3220 3125 Tổng vốn và các quỹ (Nghìn tỷ đồng) 44 82 102 124 173 211 242 280 288 Tiền gửi (Nghìn tỷ đồng) 502 791 963 1199 1936 2361 2456 2736 3778 Tỷ lệ an toàn vốn CAR (%) 6.62 8.10 8.54 7.60 7.36 7.58 8.30 8.70 9.22
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam
Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét là ở ngưỡng trên 3% so với tổng dư nợ, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lại gia tăng vượt ngưỡng khá nhiều và đang ở mức báo động. Tỷ lệ nợ xấu này lại nằm trong bối cảnh điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, bất ổn tài chính thường trực và thị
trường bất động sản đóng băng, nên nợ xấu lại càng ngày xấu lẫn khó xử lý. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam chưa có những con số thống nhất, đến nỗi, các tổ chức tài chính trên thế giới đều khơng thể cập nhập được số liệu này của Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tồn tại ba con số thống kê, một là của hệ thống ngân hàng thương mại, kế đến là của Cơ quan Thanh tra NHNN và các tổ chức nước ngồi. Sỡ dĩ có sự sai lệch giữa các NHTM với các tổ chức thống kê khác về nợ xấu, là do: nhiều NHTM sử dụng tiêu chí định tính trong phân loại nợ nhằm mục đích che dấu nợ xấu dựa trên làm bóp méo số liệu, thơng tin của khách hàng, một số NHTM lợi dụng những quy định thiếu chặt chẽ trong phân loại nợ để ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp và giảm bớt chi phí trích lập dự phịng, và theo quy định, nếu một khách hàng có nhiều khoản vay tại nhiều NHTM thì buộc ngân hàng phải phân loại nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn. Nhưng thực tế, một số ngân hàng làm ngơ và cố ý phân loại nợ sai nhằm làm đẹp bảng cân đối kế toán.
Biểu đồ 3.4. Rủi ro nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên theo thống kê 28 NHTM của tác giả thì tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam giai đoạn 2007–2015 có khuynh hướng gia tăng. Giai đoạn trước, trong và phục hồi sau khủng hoảng 2007-2010 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng từ 1.97% lên 3.53% vào năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm sâu xuống còn 2.05% rồi tăng lên 2.52% (2011). Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng chống đỡ thành công với khủng hoảng kinh tế. Trong hồn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao, nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng chững lại, tuy nhiên vẫn duy trì
0 1 2 3 4 5 Tỷ lệ nợ xấu (%) Z-score
đà tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trên đà suy thoái, hệ thống ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, nâng cao mức an toàn vốn, phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản trị rủi ro hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại tăng hay giảm đồng nghĩa với khoản trích lập dự phịng cũng nằm trong xu hướng đó, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của hệ thống ngân hàng tăng trong giai đoạn 2007-2009 và giảm xuống còn 1.11% vào năm 2010, tăng lên 1.28% vào năm 2011. Trong bối cảnh đó rủi ro phá sản của các ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể điểm số Z năm 2007 của hệ thống là 4.5 đạt ngưỡng an tồn và tín nhiệm cao, tuy nhiên kể từ năm 2008 đến kết thúc năm 2010 thì chỉ số này có xu hướng giảm nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản cao trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thanh khoản ngân hàng kém, huy động vốn gặp khó khăn, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng giảm sút. Cụ thể năm 2008, Z-score giảm xuống còn 4.2, tuy nhiên đến năm 2010 con số này chỉ còn 2.94 tiến sát đến mức rủi ro đáng báo động. Nhờ nổ lực cả toàn ngành, toàn hệ thống và sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chính phủ mà năm 2011 chỉ số rủi ro ngân hàng này đã tăng lê đạt 3.85 mức an tồn này đáng khích lệ. Tồn hệ thống ngân hàng bắt đầu hoạt động ổn định trở lại sau chuỗi thời gian khó khăn, dư nợ có xu hướng tăng manh, huy động vốn có nhiều hướng tích cực, đi kèm theo đó là rủi ro nợ xấu buộc ngân hàng phải nâng cao mức dự phòng rủi ro.
Giai đoạn 2012-2015, chứng kiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao và vượt ngưỡng cho phép theo quy định Thông tư 02 của NHNN và tiêu chuẩn Basel II. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3.3% năm 2012 đến 4.6% trong năm 2015, tỷ lệ trích lập dự phịng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2012- 2015, năm 2012 tỷ lệ này là 1.37%, đến năm 2014 tỷ lệ này đạt 1.55%, sang năm 2015 tăng lên đạt mức kỷ lục 1.65%. Chỉ số rủi ro phá sản (Z-score) có xu hướng giảm từ 4.09 năm 2012 xuống còn 3.23 vào năm 2015, tỷ lệ này cho thấy mặc dù một số ngân hàng đối diện với nguy cơ rủi ro, thực tế đã có có số ngân hàng sát nhập trong giai đoạn này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao, trích lập dự phịng tăng, tín nhiệm của ngân hàng giảm là do mơi trường kinh tế vĩ mơ khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay
khiến chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng suy giảm. Trong giai đoạn 2012- 2015, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối diện với tình trạng lạm phát cao, đồng thời chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, tái lặp lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, tình trạng thất nghiệp tràn lan, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp đã phán đốn khơng chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển q nóng mà khơng có sự đánh giá kỹ lưỡng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ.
Biểu đồ 3.5. Tổng tài sản, dƣ nợ và điểm số Z giai đoạn 2007-2015
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam
Tổng tài sản trong giai đoạn này cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2007 tổng tài sản của các ngân hàng là 665 nghìn tỷ, năm 2008 là 1012 nghìn tỷ tăng 348 nghìn tỷ tương ứng 52,2%. Năm 2009 tổng tài sản của các ngân hàng là 1195 nghìn tỷ tăng 183 nghìn tỷ so với năm 2008 tương ứng 27,5%. Trong các NHTM thì ngân hàng BIDVcó tốc độ tăng trưởng tổng tài sản nhanh nhất từ 161,223 tỷ đồng lên
0 1 2 3 4 5 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Tổng dư nợ Tổng tài sản Z-score
đạt 246,520 tỷ đồng, đứng thứ hai là VCB tổng tài sản tăng từ 166,952 tỷ đồng năm 2007 lên đạt 222,090 tỷ đồng vào năm 2009. Nhìn chung tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng từ năm 2006-2008, nhưng tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 nhỏ hơn so với tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007, đây có thể coi là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên. Xu hướng tăng trưởng tăng qua các năm của tổng tài sản của các NHTM cùng chiều với xu hướng tăng của tỷ lệ dự phòng rủi ro và ngược chiều với chỉ số rủi ro phá sản Z-score. Tuy nhiên đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm mạnh trong khi đó tổng tài sản của ngân hàng lại có xu hướng tăng. Như vậy có thể nhận thấy rằng tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các khoản cho vay và huy động vốn của NHTM, tổng tài sản của ngân hàng tăng lên là do gia tăng các nghiệp vụ ngân hàng khác. Đến năm 2011 tổng tài sản tăng lên đạt 2351 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2010. Xu hướng tăng giảm tài sản cũng phần nào phản ánh hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ phân tích xu hướng tăng trưởng tín dụng cho vay và huy động vốn và tài sản đối với tỷ lệ nợ xấu, cho thấy chất lượng tài sản đóng vai trị tích cực trong việc làm gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro và điểm số Z, theo biểu đồ xu hướng cho thấy rằng, khi hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên các ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn, tuy nhiên công tác phòng ngừa rủi ro, chất lượng nguồn nhân lực và chịu tác động của nền kinh tế gặp khủng hoảng và đang phục hồi sau khủng hoảng, việc cho vay của các NHTM giai đoạn này đã làm tăng nguy cơ rủi ro nợ xấu đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, vận tải và bất động sản.
Tổng tài sản của ngân hàng biến động thất thường, giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 tổng tài sản của các ngân hàng tăng từ 1631 nghìn tỷ đồng lên 3220 nghìn tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2015 tổng tài sản của các ngân hàng đột ngột giảm xuống cịn 3125 nghìn tỷ đồng giảm 95 nghìn tỷ so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2015 tổng tài sản của EIB đột ngột giảm tới 17 nghìn tỷ và SHB cũng giảm tới 12 nghìn tỷ. Nhìn chung tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng từ năm 2009-2015, nhưng tốc độ tăng của tài sản lại có xu hướng ổn định và xu hướng tăng trưởng hoàn toàn trái chiều đối với Z-score của các NHTM giai đoạn này. Tuy
nhiên đến năm 2015, tổng tài sản có xu hướng giảm cùng với xu hưởng giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và chỉ số Z đo lường rủi ro phá sản. Như vậy có thể nhận thấy rằng tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các khoản cho vay và huy động vốn của NHTM, tổng tài sản của ngân hàng tăng lên là do gia tăng các nghiệp vụ ngân hàng khác. Mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn của khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008, nhưng hiệu ứng khủng hoảng kinh tế tồn cầu và hậu quả của nó để lại khá nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Bằng chứng là hoạt động huy động tiền gửi có xu hướng tăng chậm lại. Ngân hàng Nhà Nước đã thay đổi trong điều hành lãi suất năm giai đoạn 2012- 2015, tác động tích cực đến cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Biểu đồ 3.6. Thị phần tín dụng của các NHTM giai đoạn 2007-2011
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam
Nhìn chung, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng (2007-2010), các chỉ tiêu về dư nợ, tổng tài sản, tổng vốn và các quỹ đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên tiền gửi lại có xu hướng biến động giảm mạnh vào năm 2012 và tăng trưởng chậm giai đoạn 2013-2015 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổng dư nợ của các ngân hàng năm 2015 đạt 2395 nghìn tỷ đồng tăng 1498 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng 167%. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, và giai đoạn 2010-2011 phục hồi, đến nay tốc độ tăng trưởng của dư nợ có xu hưởng ổn định, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng lại có xu hướng giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trưởng,
25.75% 18.24% 20.65% 3.34% 5.12% 12.36% 1.91% 2.80% 2.05% 2.66% BIDV VCB VIETINBANK ACB MBB STB KIENLONG TCB VIB VPB
có giai đoạn giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn rất nhiều so với mức gia tăng rủi ro nợ xấu.
Từ năm 2011-2015, tốc độ tăng tín dụng, dư nợ tín dụng trưởng chậm lại xuất phát từ việc điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng thắt chặt, lãi suất tăng cao nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý nguồn cung tín dụng đổ vào thị trường chứng khốn và bất động sản. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước và tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thơng qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho thấy khi lãi suất có biến động thì hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng thay đổi. Năm 2007 - 2008, công cụ lãi suất ổn định tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tốt. Năm 2009 - 2015 chính sách hỗ trợ lãi suất cùng với việc nói lỏng chính sách, tốc độ tăng trưởng tốt. Và khi lãi suất tăng mạnh từ năm 2007-2012, tăng trưởng tín dụng bị siết chặt lại.
Mặc dù các ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của NHNN, các ngân hàng vẫn tồn tại sự cạnh tranh về thị phần trên thị trường. Thị phần của ngân hàng được đánh giá dựa trên tổng mức dư nợ tại các ngân hàng.
Biểu đồ 3.7. Thể hiện thị phần tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2012-2015
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam
BIDV vẫn đang dẫn đầu với thị phần 24,33%, VCB cũng chiếm tới 21,18% thị phần và chỉ sau BIDV 0,15% thị phần. Tiếp theo là các ngân hàng Vietinbank, STB, ACB, MB. Cuộc đua giành thị phần được thể hiện rõ hơn qua tốc độ tăng trưởng tín
24.33% 21.18% 16.20% 5.34% 6.12% 14.36% 2.91% 4.80% 2.05% 2.71% BIDV VCB VIETINBANK ACB MBB STB KIENLONG TCB VIB VPB
dụng và huy động vốn trong năm 2014. Theo đó, trong khi BIDV và Vietcombank đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi với tỷ lệ tăng trưởng gần 30% đồng thời tiết chế tốc độ cho vay ra với tăng trưởng 13,9% và 17,8% thì Vietinbank có sự tăng trưởng đồng đều ở cả 2 đầu. Qua số liệu tăng trưởng tín dụng, huy động cũng như tỷ lệ cho vay/huy động có thể thấy dường BIDV, Vietcombank hướng tới khách hàng lớn có biên lợi nhuận cao còn Vietinbank hướng tới mở rộng đối tượng khách hàng.
Trong bối cảnh dự nợ tăng trưởng mạnh, huy động vốn cũng có xu hướng ổn định, nợ xấu có xu hướng vượt ngưỡng an tồn, thì vấn đề an tồn vốn (CAR) ln được các ngân hàng chú trọng, tuy nhiên tỷ số này chưa đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II và tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành (9%), chỉ số CAR chỉ dao động trong vùng an toàn tối thiếu từ 6 đến xấp xỉ 8.5%. Tuy nhiên tăng trưởng chỉ số an toàn vốn trong giai đoạn này tăng trưởng nhưng chưa đủ để làm giảm mức tăng trưởng nợ xấu trong bối cảnh kinh tế khó khăn của chu kỳ khủng hoảng và bước chân hội nhập kinh tế quốc tế. Đến giai đoạn kinh tế phục hồi