Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần vitaly đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

1.1.2 .Ý nghĩa Marketing

1.3.2. Môi trường bên trong

Cơng ty – bao gồm việc phân tích những mục tiêu của cơng ty và các yếu tố nguồn lực của nó. Cơng ty nên phát triển bản tuyên bố về “sứ mạng” (mission statement) nêu rõ lý do cơ bản tồn tại của công ty (Đinh Tiến Minh và cộng sự, 2014).

Tiêu chuẩn của các mục tiêu đúng đắn là cụ thể, thực tế và khả thi cao. Mọi mục tiêu, từ mục tiêu của công ty cho đến mục tiêu của từng chức năng và mục tiêu của từng nhóm cơng việc đều mang tính chất liên kết chặt chẽ (Đinh Tiến Minh và cộng sự, 2014).

Các nguồn lực của tổ chức đều phải được phân tích và đánh giá cụ thể, bao gồm những nguồn lực chủ yếu về : sức mạnh tài chính (financial strenght), khả năng và tính linh hoạt của sản xuất (production capability and flexibility), sức mạnh của marketing (marketing strenght) (Đinh Tiến Minh và cộng sự, 2014)…

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, tác giả đã đưa ra khái niệm Marketing, ý nghĩa, vai trò hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. Nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm Marketing, nhưng tựu chung lại đều nhấn mạnh đến quá trình sáng tạo, phân phối những giá trị vượt trội cho khách hàng, quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Phân khúc thị trường là một việc làm quan trọng bởi khơng một cơng ty nào có thể bao quát toàn bộ thị trường. Việc phân khúc giúp công ty tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cụ thể và tập trung các nguồn lực Marketing một cách hiệu quả hơn.

Sau khi phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sử dụng phối hợp công cụ Marketing với bốn thành phần chính là: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến để thỏa mãn khách hàng trong thị trường mục tiêu.

Việc ra quyết định, vận hành, cũng như tính hiệu quả của các hoạt động Marketing luôn bị tác động mạnh mẽ và liên tục từ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Việc nắm bắt những mặt tích cực và tiêu cực từ những tác động này là rất quan trọng đối với việc ra quyết định và vận hành các hoạt động Marketing một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VITALY

THỜI GIAN QUA

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Vitaly được Cổ phần hóa từ một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Gạch ốp lát số 1 thuộc Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Số 1, theo quyết định 2007/QĐ-BXD ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003022 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp lần 1 ngày 06 tháng 01 năm 2005, cấp lần 2 ngày 16 tháng 11 năm 2005.

Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán VTA ngày 29/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng. Qua 2 lần tăng vốn điều lệ vào Q4/2007 và Q4/2013, hiện nay vốn điều lệ của công ty là 80 tỷ đồng. - Năm 1958, Hãng gạch Đời Tân được thành lập, là tiền thân của Công ty cổ phần VITALY. Sản phẩm của Hãng chủ yếu lúc đó là gạch bơng với cơng suất sản xuất là 500.000 viên/năm.

- Năm 1995, dự án đầu tư đã được Nhà nước phê duyệt, Công ty giải thể phân xưởng gạch bơng tại Quận Tân Bình để đầu tư xây dựng cơ bản và lắp đặt thiết bị công nghệ sản xuất gạch ceramic của Italy với công suất thiết kế là 1.000.000 m2/năm với tổng vốn đầu tư trên 65 tỷ đồng.

- Tháng 5 năm 2000, Công ty Gạch bông và Đá ốp lát số 1 được đổi tên thành Công ty gạch ốp lát số 1 theo Quyết định số 722/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Tháng 6 năm 2000, Công ty được Tổng Công ty và Bộ xây dựng cho phép đầu tư dây chuyền sản xuất gạch ceramic số 2 với tổng giá trị đầu tư là 40 tỷ đồng, nâng công suất lên 2.000.000 m2/năm.

- Năm 2001 và 2003, Công ty liên tiếp đầu tư mở rộng thêm 2 dây chuyền sản xuất gạch ceramic là dây chuyền 3 và dây chuyền 4 để đa dạng hố sản phẩm với cơng suất 2.400.000 m2/năm với tổng vốn đầu tư là 104 tỷ đồng, nâng tổng công

- Tháng 7 năm 2004, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất gạch ceramic số 5, công suất 2.000.000 m2/năm và nâng công suất tồn Cơng ty lên gần

6.500.000 m2/năm trong năm 2005.

- Tháng 12 năm 2004, Cơng ty được cổ phần hố theo Quyết định số 2007/QĐ- BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký ngày 16 tháng 12 năm 2004 và được đổi tên thành Công ty Cổ phần Vitaly.

Ngành nghề kinh doanh:

- Theo giấy chứng nhận kinh doanh của Doanh nghiệp số 4103003022 ngày 16/11/2005, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần VITALY gồm:

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. - Kinh doanh nhà ở.

- Môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản.

- Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, dây chuyền công nghệ thuộc lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng.

- Các nghành nghề khác : cho thuê kho, bãi đỗ xe, cho thuê nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần vitaly đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)