Giải pháp hoàn thiện hoạt động giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần vitaly đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

1.1.2 .Ý nghĩa Marketing

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO CÔNG

3.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giá

Thị trường gạch ốp lát tại Việt Nam trong những năm gần đây cạnh tranh gay gắt, trong đó cạnh tranh về giá là cơng cụ được các hãng sử dụng nhiều nhất. Hiện nay giá bán các chủng loại gạch ốp lát của công ty cao hơn hầu hết các sản phẩm khác trên thị trường. Trong chương 2, khách hàng đánh giá giá sản phẩm của cơng ty chưa có tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của hãng khác. Mặt khác sản phẩm của công ty khi đưa ra thị trường thỉnh thoảng còn một số lỗi cần khắc phục như sản phẩm bị cong vênh, lệch kích thước, ố vàng, lỗi mặt men… dẫn đến đánh giá của khách hàng về tiêu chí “Giá bán sản phẩm của cơng ty là tương xứng với

chất lượng” chưa cao. Trước tình hình đó, để giá bán được hồn thiện hơn, tác giả

xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, giảm chi phí nhằm tạo lợi thế cạnh tranh

Quản trị tốt chuỗi cung ứng từ khâu hoạch định, sắp xếp nguồn lực, sản xuất , phân phối sao cho chi phí của tồn hệ thống được tối thiểu hóa.

Chú trọng cơng tác dự báo nhu cầu để lập kế hoạch tổng hợp trong những quyết định về sản xuất, tồn kho, nhằm đáp ứng giữa cung và cầu với mức tồn kho tối ưu. Yếu tố chính ảnh hưởng đến việc dự báo nhu cầu của công ty hiện nay là sự thay đổi hành vi của các đối tượng trong chuỗi cung ứng mà cụ thể là các nhà phân phối trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Hầu hết các nhà phân phối hiện nay đều phân phối cho nhiều nhà máy thậm chí với cùng chủng loại kích thước nên việc tăng giảm sản lượng tiêu thụ giữa các hãng do nhà phân phối

quyết định. Do đó việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác phân phối và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường sẽ giúp duy trì sản lượng tiêu thụ của hệ thống phân phối. Song song đó là kế hoạch phát triển thị trường nhằm tối đa công suất sản xuất.

Giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng trong từng quy trình sản xuất cũng như hoạt động của các phòng ban cũng giúp làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thứ hai, linh hoạt trong chính sách điều chỉnh giá phù hợp với tình hình tiêu thụ và tình hình cạnh tranh trên thị trường

Thu thập thông tin về giá và các chính sách hỗ trợ bán hàng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các đối thủ có cùng phân khúc như Cơng ty Cổ phần Prime group, Công ty Cổ phần Tô Thành Phát, Công ty cổ phần gạch men Tasa để có những điều chỉnh về chính sách giá phù hợp nhằm giữ vững thị phần của công ty, đặc biệt là trong các tháng 2,3 và tháng 9, 10, 11 là các tháng thấp điểm về sử dụng gạch ốp lát để hồn thiện cơng trình. Chính sách điều chỉnh giá áp dụng vào các tháng này cho đại lý phân phối được đề xuất như sau:

- Giảm giá trực tiếp trên hóa đơn mua hàng của đại lý từ 2.000đ – 3.000đ/thùng sản phẩm áp dụng đều cho các dòng sản phẩm.

- Hoặc áp dụng chiết khấu theo doanh số bán hàng đối với từng dòng sản phẩm 25x40cm, 30x45cm, 50x50cm là các dòng sản phẩm chiếm tỷ lệ tiêu thụ lớn trong cơ cấu tiêu thụ của cơng ty và có áp lực cạnh tranh cao. Mức chiết khấu theo doanh số như sau:

+ Sản lượng tiêu thụ trong tháng từ 3.000 thùng đến 4.999 thùng: hỗ trợ 1000đ/ thùng.

+ Sản lượng tiêu thụ trong tháng từ 5.000 thùng đến 7.999 thùng: hỗ trợ 1.500đ/ thùng

+ Sản lượng tiêu thụ trong tháng từ 8.000 thùng: hỗ trợ 2.000đ/ thùng  Thứ ba, kiểm soát chất lượng đầu ra chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu lỗi sản phẩm trước khi ra thị trường

Việc đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn phẩm cấp phân loại trước khi đưa ra thị trường rất quan trọng vì hiện nay giá bán của cơng ty được định giá trên cơ sở cạnh tranh trong đó yếu tố chất lượng sản phẩm là cơ sở để cơng ty phân tích và so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời chất lượng sản phẩm của cơng ty đã được khách hàng tín nhiệm từ lâu. Do vậy các lỗi sản phẩm xảy ra do phân loại sai và kiểm sốt khơng chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của cơng ty.

Cơng tác phân loại sản phẩm, kiểm tra, kiểm sốt chất lượng đầu ra cần phải quan tâm hơn nữa. Công ty cần thực hiện tốt các khâu:

+ Tuyển dụng, hướng dẫn đào tạo nhân viên KCS có đủ năng lực trước khi giao cho họ độc lập thực hiện công việc phân loại sản phẩm.

+ Giám sát thực hiện phân loại sản phẩm của nhân viên KCS bằng việc kiểm tra ngẫu nhiên thành phẩm đã phân loại. Nếu phát hiện nhân viên phân loại sai, áp dụng hình thức xử lý từ nhắc nhở đến luân chuyển sang khâu khác.

+ Gắn trách nhiệm của đốc cơng đi ca nếu xảy ra tình trạng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn phẩm cấp quy định mà vẫn cho nhân viên KCS phân loại vượt phẩm cấp thực tế.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, của bộ phận KCS và QC trong thực hiện phân loại và kiểm sốt chất lượng.

Nâng cao trình độ đội ngũ kỹ sư phịng kỹ thuật để kịp thời can thiệp và điều chỉnh toa nguyên liệu khi sản phẩm bị các lỗi cơ lý như xương yếu, nứt mờ, cong mo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty cổ phần vitaly đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)