Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại khối bán hàng và kênh phân phối miền nam của ngân hàng techcombank đến năm 2020 (Trang 56 - 61)

1.1.2 .Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của khối S&D

2.3.1. Các yếu tố bên ngoài

Nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi với nhiều chuyển biến

tích cực. Lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp; Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; tăng trưởng tín dụng có cải thiện; thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; quy mơ dịng vốn FDI và FII tăng; bội chi ngân sách được kiểm soát ở mức 5,3% GDP, xếp hạng tín nhiệm quốc gia được cải thiện và huy động thành công trái phiếu quốc tế với lãi suất thấp (4,8%/năm), GDP năm 2015 dự kiến tăng 6,2%. Với những nỗ lực đổi mới cơ chế chính sách và điều hành, tăng cường khả năng quản lý giám sát, thị trường tài chính năm 2014 đã có những bước phát triển tích cực. Trong q 1/2015, tăng trưởng tín dụng đạt trên 1%, cao hơn cùng kỳ các năm trước cho thấy sự hồi phục cũng như sự tự tin của các doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cũng được giảm mạnh. Đây là cơ hội cho công tác thu hút và phát triển NNL khi vị thế của ngành tài chính ngân hàng đang dần được khơi phục.

Các yếu tố văn hóa xã hội: Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay.

Trên lĩnh vực văn hóa, Việt Nam cũng chịu những tác động to lớn từ quá trình hội nhập ấy. Xu thế quốc tế hóa khơng chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà nó cịn diễn ra trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, pháp luật, văn hóa... Việc đẩy mạnh xã hội hóa đã giúp phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh đó văn hóa, xã hội vẫn cịn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư cịn lớn và chậm được thu hẹp, một số lao động có biểu hiện xấu về đạo đức, không tuân thủ nội quy công việc, trộm cắp, gian lận, câu kết với các cá nhân, tổ chức bên ngoài thực hiện hành vi rửa tiền là một trong những khó khăn, gây nhiều rủi ro và tổn thất đến hoạt động của khối S&D Miền Nam nói riêng và của ngân hàng Techcombank nói chung.

Về dân số và lực lượng lao động: Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm

2013, nguồn lao động (dân số từ 15 tuổi trẻ lên) đạt 69,256 triệu người (chiếm gần 77% tổng dân số cả nước); trong đó, lực lượng lao động đạt 53,69 triệu người. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, lực lượng nhân sự có trình độ ngày càng nhiều phần nào đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của khối.

Khoa học kỹ thuật: Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát

triển rực rỡ của công nghệ cao - một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Nắm bắt vai trị quan trọng cơng nghệ kỹ thuật, Techcombank sớm thực hiên đầu tư triển khai các ứng dụng, giải pháp đột phá, mang hàm lượng công nghệ cao. Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc đầu tư và triển khai mạnh mẽ cho nền tảng hạ tầng cơng nghệ với mức trung bình 15 triệu USD/năm. Đây chính là ưu thế này giúp khối S&D Miền Nam có khả năng mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đa dạng qua nhiều kênh giao dịch hiện đại bên cạnh kênh truyền thống, tạo nên sự thuận lợi nhất dành cho khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường ngân hàng có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động và không ngừng phát triển mạng lưới

như: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng HSBC….. dẫn đến tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng đẩy mạnh thu hút lực lượng nhân sự giỏi của các ngân hàng đối thủ nhằm lôi kéo được lượng khách hàng hiện tại cũng như học hỏi được trình độ kỹ thuật của ngân hàng đối thủ.

Đặc biệt việc Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Đơng Nam Á - Asian (AEC) dự báo có nhiều tập đồn, ngân hàng lớn của các nước Đơng Nam Á đang đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở Việt Nam: Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng phát triển Singapore (DBS), Ngân hàng MayBank (Malaysia)….càng khiến cuộc cạnh tranh về nhân sự khốc liệt hơn. Cho nên khối S&D Miền Nam cần đẩy mạnh việc việc hoàn thiện công tác quản trị NNL nhằm có thể giữ chân nhân viên giỏi trước sự thu hút mạnh mẽ từ đối thủ.

Khách hàng: Ngân hàng ngày càng nhiều, hệ thống thông tin được đẩy mạnh, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngân hàng phù hợp. Chính vì thế khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của các ngân hàng.

Đây thực sự là cơ hội cho Khối S&D Miền Nam trong hoạt động kinh doanh vì khối hiện nay đang tận dụng được các lợi thế do có được định hướng kinh doanh rõ ràng, am hiểu chi tiết khách hàng và bám sát thị trường. Ngoài ra Khối từ lâu đã chú trọng vào việc xây dựng được hệ thống quy trình và chất lượng dịch vụ khách hàng. Lực lượng nhân sự trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo một bài bản, chuyên nghiệp về quy trình, cách thức phục vụ khách hàng theo đúng tiêu chuẩn, tạo nên chất lượng dịch vụ ưu việt.

2.3.2.Các yếu tố bên trong:

Sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp: Với hơn hai mươi năm tích lũy kiến

thức và kinh nghiệm, cùng mạng lưới chi nhánh trải đều trên 44 tỉnh thành phố lớn trên tồn quốc, Techcombank đang có thế mạnh và lợi thế trong việc thấu hiểu và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng trên khắp cả nước.Techcombank chú trọng xây dựng môi trường làm việc thân thiện và lý tưởng cho các nhân viên của mình với mục tiêu là xây dựng một doanh nghiệp

am hiểu, tôn trọng và quan tâm đến nhân viên. Đây thực sự là một lợi thế của khối S&D Miền Nam trong việc thu hút và duy trì NNL.

Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp: Techcombank đang trong quá trình tài cấu trúc bộ máy quản trị ngân hàng theo chương trình của nhà tư vấn hàng đầu thế giới Mckinsey, Techcombank xác định hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Techcombank.

Môi trường văn hóa doanh nghiệp: Với cam kết khơng ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dưng môi trường làm việc lý tưởng cho cán bộ nhân viên. Techcombank luôn tập trung đẩy mạnh các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại mọi cấp, qua đó xây dựng một mơi trường làm việc thân thiện, cân bằng, và gắn kết giữa các CBNV và giữa CBNV với ngân hàng. Năm 2015, ngân hàng Techcombank vinh dự lọt vào nhóm 3 “Nơi Làm Việc Tốt Nhất trong ngành Ngân hàng” và xếp hạng 24 trong nhóm 100 “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014” theo Khảo sát “Sức khỏe thương hiệu nhà tuyển dụng Việt Nam” do Anphabe và Nielsen thực hiện. Đây thực sự là một lợi thế cho khối S&D Miền Nam trong công tác quản trị NNL.

Đánh giá cơ hội và thách thức từ mơi trường, Techcombank đã có những cơ hội cũng như thách thức trước mắt.

Về cơ hội:

 Nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi với nhiều chuyển biến tích cực. Đây là cơ hội cho công tác thu hút và phát triển NNL của Khối S&D Miền Nam khi vị thế của ngành tài chính ngân hàng đang dần được khơi phục.

 Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, lực lượng nhân sự có trình độ ngày càng nhiều phần nào đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của Khối.

 Techcombank sớm thực hiên đầu tư triển khai các ứng dụng, giải pháp đột phá, mang hàm lượng công nghệ cao.

 Tình hình an ninh chính trị ổn định.

 Một môi trường làm việc thân thiện, cân bằng, và gắn kết giữa các CBNV và giữa CBNV với ngân hàng.

Sau cùng là thách thức của Khối S&D Miền Nam:

 Văn hóa, xã hội vẫn cịn nhiều mặt hạn chế, một số lao động có biểu hiện xấu về đạo đức, khơng tn thủ nội quy công việc, trộm cắp, gian lận, câu kết với các cá nhân, tổ chức bên ngoài thực hiện hành vi rửa tiền là một trong những khó khăn, gây nhiều rủi ro và tổn thất đến hoạt động của Khối.

 Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng đẩy mạnh thu hút lực lượng nhân sự giỏi từ các ngân hàng đối thủ. Gây khó khăn cho Khối trong cơng tác duy trì.

 Ngân hàng ngày càng nhiều, hệ thống thông tin được đẩy mạnh, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngân hàng phù hợp.

Kết luận chƣơng 2

Từ những cơ sở lý thuyết ở chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng quản trị NNL tại Khối S&D Miền Nam. Từ những phân tích đánh giá trên, nhận thấy cơng tác quản trị NNL tại Khối có nhiều điểm mạnh và cơ hội. Bên cạnh đó, cơng tác quản trị NNL cũng cịn khá nhiều tồn tại cần khắc phục kèm theo các thách thức phải đối mặt. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp giúp Khối hoàn thiện quản trị NNL đến năm 2020.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH PHÂN PHỐI MIỀN NAM CỦA NGÂN HÀNG

TECHCOMBANK ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại khối bán hàng và kênh phân phối miền nam của ngân hàng techcombank đến năm 2020 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)