Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, 2010b

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 45 - 49)

Công ty TNHH Saitex International Việt Nam (công ty Saitex) ký HĐLĐ có thời hạn 12 tháng vào ngày 01/01/2010 với ông Ramachandran Mohan Ram (ông Ram). Tại Điều 3 (thỏa thuận khơng cạnh tranh) của hợp đồng này có thỏa thuận: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, trừ khi có sự chấp thuận đặc

biệt của công ty bằng văn bản, người lao động không được làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ công ty hay cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của công ty Saitex, bao gồm nhưng không giới hạn những đối thủ cạnh tranh nằm trong danh sách do công ty Saitex cập nhật hàng tháng và thông báo chung cho tồn cơng ty.

Ngày 13/5/2010 ông Ram tự ý bỏ việc và gửi thông báo đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty Saitex

Tháng 6/2010 công ty Saitex biết được ông Ram đang làm việc cho công ty TNHH DE.M.CO.Vina, là một cơng ty có cùng ngành nghề kinh doanh với cơng ty Saitex và nằm trong danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty Saitex đã được thông báo đến tồn thể nhân viên cơng ty trong danh sách cập nhật đối thủ cạnh tranh ngày 01/01/2010.

Ngày 16/7/2010, cơng ty Saitex đã có thư cảnh báo gửi ông Ram và sao gửi cho công ty TNHH DE.M.CO.Vina để nhắc nhở ông tuân thủ thỏa thuận không cạnh tranh đã cam kết trong HĐLĐ, tuy nhiên ơng Ram khơng có phản hồi.

Công ty Saitex khởi kiện ông Ram về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và vi phạm thỏa thuận không cạnh tranh đã cam kết tại Điều 3 của HĐLĐ vì việc thỏa thuận khơng cạnh tranh giữa cơng ty Saitex và ơng Ram là hồn tồn tự nguyện. Cơng ty Saitex yêu cầu: Buộc ông Ram chấm dứt hợp đồng làm việc ngay với công ty TNHH DE.M.CO.Vina cho đến hết ngày 13/5/2011; buộc ông Ram tuân thủ thỏa thuận không cạnh tranh, không được làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác của công ty Saitex cho đến hết ngày 13/5/2011, trừ khi được sự chấp thuận bằng văn bản của công ty Saitex; buộc ông Ram bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt HĐLĐ và do vi phạm thỏa thuận không cạnh tranh gây thiệt hại cho cơng ty Saitex…

Phía ơng Ram cho rằng trong thời gian ơng về Ấn Độ nghỉ phép thì ơng bị viêm gan và cúm cần điều trị dài ngày, vì vậy ơng đã gửi email cho cơng ty Saitex vào ngày 13/5/2010 với nội dung đơn phương chấm dứt hợp đồng, công ty Saitex phản hồi là đợi ý kiến của tổng giám đốc và sau đó khơng có thơng tin gì thêm nên ơng Ram tưởng rằng cơng ty Saitex chấp thuận cho ông nghỉ việc. Ngày 18/6/2010

ông Ram ký HĐLĐ với cơng ty TNHH DE.M.CO.Vina. Ơng Ram đồng ý bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật còn những yêu cầu khác của công ty Saitex ông không đồng ý vì cho rằng ơng Ram làm việc cho cơng ty TNHH DE.M.CO.Vina khơng gây thiệt hại gì cho cơng ty Santex và những kiến thức mà ơng có được trong lĩnh vực chuyên môn (kỹ thuật may mặc và giặt) do ông đảm trách không phải là do công ty Saitex đào tạo. Hơn nữa công ty Saitex chưa chứng minh được danh sách đối thủ cạnh tranh có tên cơng ty TNHH DE.M.CO.Vina đã được thông báo chung cho tồn cơng ty, cơng ty Saitex khơng nêu được chứng cứ chứng minh thiệt hại và bí quyết cơng nghệ của cơng ty Saitex chưa được cấp chứng thư bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định của Tịa án:

Thỏa thuận không cạnh tranh này được 2 bên ký một cách tự nguyện, nếu ông Ram không đồng ý ký thỏa thuận khơng cạnh tranh này thì cơng ty Saitex cũng không thể bắt buộc được.

Nội dung của thỏa thuận không cạnh tranh này không nằm trong phạm vi điều chỉnh của HĐLĐ mà là một dạng giao dịch dân sự. Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự thì giao dịch này đáp ứng điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự.

Ơng Ram là chun viên kỹ thuật nên có liên quan trực tiếp đến BMKD của công ty Saitex, nếu làm việc cho đối thủ cạnh tranh thì đương nhiên gây thiệt hại cho công ty Saitex khi BMKD bị tiết lộ.

Kiến thức mà ông Ram được đào tạo tại trường là thạc sỹ hóa học chứ không phải trực tiếp là kỹ thuật may mặc hay giặt.

Quyết định của Tòa án:

- Ghi nhận sự tự nguyện bồi thường do hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định pháp luật của ông Ram.

- Buộc ông Ram phải chấm dứt HĐLĐ với công ty TNHH DE.M.CO.Vina. - Buộc ông Ram phải tuân tủ thỏa thuận không cạnh tranh, không được làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của công ty Saitex cho đến hết ngày 13/5/2011 trừ khi được sự chấp thuận bằng văn bản của công ty Saitex.

- Buộc ông Ram bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm thỏa thuận không cạnh tranh.

Phân tích và bàn luận

Một điều thú vị là vụ tranh chấp này có khá nhiều điểm giống với vụ tranh chấp vừa được bàn đến ở trên, đó là: có cùng nguyên đơn, do cùng một Tòa án giải quyết, nội dung tranh chấp tương đối giống nhau, thời điểm xét xử rất gần nhau. Tuy nhiên, kết quả xét xử vấn đề liên quan đến BMKD thì trái ngược nhau, tất nhiên trên thực tế việc này hồn tồn có thể xảy ra nếu như tình tiết mỗi vụ việc hoàn toàn khác nhau.

Vẫn theo quan điểm tương tự như đã trình bày trong vụ tranh chấp trên, theo tác giả, để biết ơng Ram có xâm phạm BMKD hay khơng, cần phải làm rõ lần lượt các vấn đề: cơng ty Saitex có được bảo hộ BMKD hay khơng? và nếu có BMKD được bảo hộ thì ơng Ram có hành vi xâm phạm BMKD đó hay khơng?

Theo các thơng tin có được từ bản án thì cơng ty Saitex đã khơng hề có bất cứ một chứng cứ hay lập luận nào để chứng minh là mình có BMKD cũng như BMKD đó đáp ứng các tiêu chuẩn bảo (gồm: (i) không phải là hiểu biết thông thường và khơng dễ dàng có được, (ii) tạo lợi thế trong kinh doanh cho người nắm giữ và sử dụng, (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết). Vì vậy, cũng khơng có cơ sở nào để kết luận là cơng ty Saitex được sở hữu BMKD mà ông Ram có khả năng tiết lộ.

Và cũng tương tự như vụ tranh chấp trước, vì cơng ty Saitex khơng chứng minh được quyền sở hữu BMKD nên dù ông Ram tiết lộ hay không tiết lộ thông tin gì thì cũng khơng thể coi là hành vi xâm phạm BMKD.

Vì vậy, nhận định của Tịa án cho rằng “ơng Ram là chun viên kỹ thuật nên có liên quan trực tiếp đến BMKD của công ty Saitex, nếu làm việc cho đối thủ cạnh tranh thì đương nhiên gây thiệt hại cho công ty Saitex khi BMKD bị tiết lộ” là thiếu căn cứ.

*

Từ hai vụ tranh chấp trên có thể thấy có nhiều vần đề cịn nổi cộm như sự am hiểu pháp luật về SHTT của Tóa án là chưa đầy đủ, thiếu nhất quán trong công tác xét xử…, tuy nhiên những vấn đề này không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả sẽ không bàn luận thêm. Vần đề mà tác giả quan tâm ở đây chính là

DN chưa thể chứng minh được quyền của mình đối với BMKD khi có tranh chấp xảy ra nếu khơng có được những chứng cứ thuyết phục. Để có được những chứng cứ đúng và đủ nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với BMKD thì cần phải thực hiện các hành động cụ thể đảm bảo làm phát sinh quyền sở hữu BMKD đồng thời lưu chứng lại những việc đó để sử dụng khi cần. Khơng thể đưa ra yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm BMKD chung chung như vụ tranh chấp trên mà không chứng minh được mình là chủ sở hữu BMKD được bảo hộ và bên xâm phạm đã có hành vi tiếp cận, bộc lộ trái phép BMKD của mình.

2.2.2 Tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh ở nước ngồi

Ở những nước kinh tế phát triển, BMKD rất được chú trọng để khai thác và bảo vệ, chính vì vậy, những tranh chấp liên quan trực tiếp đến BMKD xảy ra khá nhiều. Để có sự so sánh tương đối với thực trạng của Việt Nam, khi mà các tranh chấp liên quan đến BMKD hầu như là một phần của các tranh chấp lao động, tác giả chọn phân tích một vụ tranh chấp về BMKD trong quan hệ pháp luật lao động của nước ngoài và một vụ tranh chấp trực tiếp về BMKD khác.

Vụ tranh chấp giữa Công ty IBM và ông Mark D. Papaermaster [PL.5]68

Tóm tắt vụ việc:

Cơng ty Internatioanal Business Machines Corporation (IBM) là một tập đồn hàng đầu thế giới về cơng nghệ máy tính. Việc kinh doanh của IBM chủ yếu dựa vào những nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, công nghệ để tạo ra các các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính, đặc biệt là các bộ vi xử lý. Để xây dựng máy chủ và bộ vi xử lý, IBM đã phát triển được cái gọi là kiến trúc “Power” ("Power" architecture) dựa trên rất nhiều bí quyết và cơng nghệ được bảo mật chặt chẽ. Đặc biệt, IBM đã tạo ra một loại công nghệ lưu trữ kỹ thuật số mới cho phép nghe nhạc MP3 (như iPod của Apple) để lưu trữ khoảng nửa triệu bài hát hoặc 3.500 bộ phim với một lượng điện năng thấp. IBM cũng từng là nhà cung cấp bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc "Power" cho các máy tính cá nhân của Apple từ năm 2006 trở về trước.

Ông Mark D. Papermaster (ông Papermaster) đã làm việc tại IBM suốt 26 năm. Ơng từng đảm nhiệm các cơng việc như thiết kế và phát triển sản phẩm, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)