- Từ bỏ quyền sở hữu những BMKD không cần tiếp tục bảo hộ: Từ
PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, các đối tượng SHTT đang ngày càng được các DN Việt Nam quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của các loại tài sản trí tuệ này, nhiều DN đã đầu tư để tạo lập và bảo vệ quyền đối với chúng. Số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHCN tại Cục SHTT ngày một gia tăng, theo thống kê, tổng lượng đơn xác lập quyền của cá nhân, tổ chức Việt Nam nộp trong các năm từ năm 2012 đến 2014 lần lượt là 24.767 đơn và 26.654 đơn và 28.910 đơn đến năm 2015 tổng lượng đơn xác lập quyền đã lên đến 32.906 đơn xác lập quyền các loại107. Đây là một minh chứng cho ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, con số trên chỉ phản ánh được những thay đổi khả quan trong nhận thức của DN đối với các đối tượng SHTT xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
BMKD là một đối tượng SHTT mà quyền tự động phát sinh khi đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Điều này đòi hỏi DN phải có khả năng chứng minh quyền sở hữu của mình khi có tranh chấp hoặc xâm phạm quyền xảy ra. BMKD còn đặc thù hơn những đối tượng SHTT quyền tự động phát sinh khác, đó là trong suốt q trình tồn tại của nó, DN ln ln phải áp dụng những biện pháp bảo mật cần thiết để đối tượng luôn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ BMKD. Đặc điểm này cho thấy tuy BMKD có thể mang lại những lợi thế rất đặc biệt cho DN sở hữu nó nhưng để được bảo hộ BMKD là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp.
Với mục đích lớn nhất là đưa ra những kiến nghị nhằm giúp DN có thể vận dụng tốt những quy định pháp luật hiện hành để quản trị BMKD một cách có hiệu quả, để tài đã có những đóng góp quan trọng sau:
Thứ nhất, giúp DN hiểu một cách cặn kẽ những quy định của pháp luật
SHTT về BMKD, từ đó rút ra được những đặc điểm bản chất của BMKD và phân tích cách phân loại chi tiết các BMKD giúp DN nhận diện được mọi loại thơng tin có thể trở thành BMKD nhằm tránh tình trạng nhận diện sót BMKD đang xảy ra khá phổ biến hiện nay.
Thứ hai, phân tích những ưu và nhược điểm của hình thức bảo hộ BMKD.
Từ bản chất của BMKD và những ưu – nhược điểm của hình thức bảo hộ này, đưa
ra cách thức để phân tích và chọn lựa những thơng tin nào thì nên bảo hộ BMKD. Đóng góp này có thể giúp DN khơng lựa chọn nhầm hình thức bảo hộ dẫn đến đối tượng bị mất khả năng bảo hộ hoặc giảm thời hạn bảo hộ trong khi nếu kéo dài được thời hạn này thì lợi ích mà DN thu được lớn hơn gấp nhiều lần và dài lâu hơn rất nhiều.
Thứ ba, giúp DN thấy được những lợi thế của việc được bảo hộ BMKD, từ
đó DN nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, vai trò của BMKD đối với DN mình. Khơng chỉ thế, có những lợi thế mà khơng phải DN nào cũng biết thì nay đã được chỉ ra sẵn trong đề tài để DN có thể nắm được và tận dụng triệt để những lợi thế này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng lợi ích thu được.
Thứ tư, nêu ra được những vướng mắc trong việc bảo hộ BMKD giúp DN
tự thấy được thiếu sót của mình trong cơng tác quản trị BMKD cũng như vai trò quan trọng của công tác quản trị BMKD trong việc bảo hộ và khai thác một cách có hiệu quả đối tượng này.
Thứ năm, tổng hợp sẵn những quy định pháp luật thuộc nhiều ngành luật
khác nhau nhưng đều có thể vận dụng để quản trị BMKD, giúp việc quản trị BMKD và nhất là khâu bảo mật ln được chặt chẽ, tồn diện hơn, đảm bảo rằng DN đã áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết đủ để BMKD luôn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
Thứ sáu, đề xuất một cách thức quản trị BMKD mang tính tổng thể cho DN
từ khâu quyết định chủ trương chính sách và ban hành quy định về vấn đề quản trị BMKD đến quy trình quản trị cụ thể và những điều kiện về nhân lực cũng như vật lực để cơng tác quản trị này có thể thực hiện trên thực tế.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, dung lượng của đề tài cũng như khả năng nghiên cứu, đề tài chưa xây dựng được những biểu mẫu phục vụ cho quy trình quản trị BMKD như mẫu phiếu ghi nhận BMKD, mẫu cam kết bảo mật, mẫu phiếu phê duyệt tiếp cận và sử dụng BMKD… Vì vậy, khi vận dụng vào thực tế, DN vẫn cần phải tự xây dựng các biểu mẫu này.
Ngoài BMKD, trong DN cịn có rất nhiều loại tài sản trí tuệ khác cần phải thực hiện công tác quản trị để phát huy tối đa lợi ích từ những tài sản này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài này, tác giả kiến nghị tiếp tục nghiên cứu để xây dựng cách thức quản trị cho tất cả các loại tài sản trí tuệ có trong DN./.