VÀO QUẢN TRỊ BÍ MẬT KINH DOANH
3.1 Khái niệm quản trị bí mật kinh doanh
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về “quản trị” và cũng chưa có khái niệm nào được xem là chính thống. Nếu tách ra thành từng từ thì có thể hiểu “quản” là đưa đối tượng vào khuôn mẫu đã định sẵn và “trị” là dùng quyền lực để buộc đối tượng phải làm theo khn mẫu. Có quan điểm cho rằng “quản trị là sự tác động có
hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”73. Quan điểm khác thì cho rằng quản trị là việc “tổ chức và điều phối các hoạt động của một doanh nghiệp để đạt được mục
tiêu”74. Quản trị còn được hiểu là đồng nghĩa với “quản lý”, tức là “Tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”75 … Thông thường “quản trị” được sử dụng cho DN, còn đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước thì gọi là “quản lý”.
Dù hiểu theo cách nào thì “quản trị” cũng đều là các hoạt động nhằm đạt được một mục đích nào đó. Trên thực tế hoạt động quản trị là rất phong phú và đa dạng, ví dụ trong một DN thì có quản trị nhân sự, quản trị hành chính, quản trị tài sản…, trong quản trị tài sản thì có quản trị tài sản hữu hình, quản trị tài sản vơ hình và quản trị BMKD chính là quản trị một loại tài sản vơ hình.
Mục đích chính của việc quản trị BMKD là làm sao nhận diện được tất cả những thơng tin có thể trở thành BMKD để áp dụng những biện pháp bảo mật cần thiết đối với chúng đồng thời khai thác chúng triệt để và khi có tranh chấp hoặc xâm phạm quyền xảy ra thì có thể bảo vệ được quyền sở hữu BMKD đó. Như vậy, có thể hiểu quản trị BMKD là việc nhận diện, bảo mật, khai thác và bảo vệ BMKD một
cách có hiệu quả.
Mặc dù BMKD là một đối tượng của quyền SHTT nhưng không chỉ có pháp luật về SHTT mà cịn nhiều quy định liên quan trong các ngành luật khác có