Khoả n1 Điề u4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 69 - 73)

vụ án theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

Như vậy, đối với hành vi xâm phạm BMKD chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chủ sở hữu có thể lựa chọn áp dụng biện pháp hành chính hoặc dân sự hoặc cả hai biện pháp này đồng thời; đối với hành vi xâm phạm BMKD đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải bị áp dụng biện pháp xử lý hình sự và DN có thể đồng thời khởi kiện để áp dụng song song biện pháp dân sự. Trên thực tế, thủ tục tố tụng dân sự thường phức tạp, kéo dài và kiến thức về lĩnh vực SHTT nói chung, về BMKD nói riêng của ngành tịa án ở Việt Nam còn chưa cao, dẫn đến tâm lý ngại tham gia tranh tụng của các chủ thể quyền. Chính vì vậy, hầu hết các vụ xâm phạm quyền SHTT được lựa chọn xử lý bằng biện pháp hành chính, biện pháp này tuy không giúp chủ sở hữu BMKD được bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra nhưng lại khá nhanh chóng và hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm tiếp diễn.

3.3 Đề xuất cách thức quản trị bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp

Để việc quản trị BMKD trong doanh nghiệp có thể thực hiện được trên thực tế thì trước tiên DN cần phải có chính sách và những quy định về quản trị BMKD làm cơ sở. Từ đó, đề ra quy trình cụ thể cho cơng tác quản trị nhằm đảm bảo một trình tự hợp lý và thống nhất cho công tác quản trị BMKD. Một điều kiện nữa không thể thiếu để thực hiện việc quản trị BMKD là nhân lực và các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết khác vì mọi chính sách, mọi quy định, mọi quy trình đều chỉ là lý thuyết sng nếu khơng có người thực thi nó và khi thực thi nó thì con người cần sự hỗ trợ của các phương tiện vật chất kỹ thuật. Nhìn từ quan điểm đó, tác giả xin mạnh dạn đề xuất cách thức quản trị BMKD trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

3.3.1 Chính sách và quy định về quản trị bí mật kinh doanh

Chính sách có thể hiểu là sách lược, chủ trương về một vấn đề gì đó, và như vậy chính sách quản trị BMKD của DN là sách lược, chủ trương quản trị BMKD tại DN đó. Việc quản trị BMKD khơng phải là một quy định bắt buộc đối với DN, có nghĩa là chỉ khi DN có chính sách, việc này mới có thể được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, chính sách quản trị BMKD là điều kiện tiên quyết để hoạt động này được thực hiện trên thực tế.

Mọi chính sách nói chung trong DN sẽ phải được đưa ra hay ít nhất là được quyết định bởi những người giữ vai trị lãnh đạo trong DN. Điều đó cho thấy lãnh đạo DN và mức độ nhận thức của họ về ý nghĩa của công tác quản trị BMKD sẽ đóng vai trị then chốt cho việc hình thành một hệ thống quản trị BMKD tại DN.

Sau khi đã có chính sách thì nó cần phải được cụ thể hóa mới có thể thực hiện được. Ở tầm quốc gia, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để cụ thể hóa chính sách, ví dụ: để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội thì phải có quy định cụ thể trong các luật liên quan như ưu đãi về thuế được quy định trong luật thuế, ưu đãi về tiền sử dụng đất được quy định trong luật đất đai và các ưu đãi khác được quy định trong luật nhà ở… cho DN đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tương tự như vậy, để cụ thể hóa chính sách quản trị BMKD trong phạm vi DN thì DN đó cũng cần phải có những quy định riêng cho mình về vấn đề này.

Về mặt hình thức, quy định về quản trị BMKD có thể được lập thành một văn bản riêng hoặc được lồng ghép chung với nhiều nội dung khác trong cùng một văn bản hoặc quy định rải rác các nội dung liên quan trong nhiều văn bản khác nhau, ví dụ: các quy định về SHTT được gom chung vào một văn bản, trong đó có phần quy định riêng cho BMKD; hoặc trong nội quy lao động chung có quy định một phần về BMKD; hoặc quy định về nhận diện BMKD trong quy chế về SHTT và quy định về bảo mật trong quy chế bảo mật chung…Tuy nhiên, để quản trị thống nhất và bài bản, tác giả cho rằng nên có một văn bản riêng quy định một cách có hệ thống về quản trị BMKD, ngoài ra các nội dung về quản trị BMKD liên quan đến các mảng khác có thể được quy định thêm trong các văn bản tương ứng. Về tên gọi, quy định về BMKD có thể nằm trong văn bản có tên là nội quy/ quy chế/ chính sách/ quy ước/ quy định… Nói chung tùy quy mơ DN, mức độ quan tâm của lãnh đạo DN, nếp văn hóa trong DN và chính sách chung mà mỗi DN có thể thể hiện những quy định về quản trị BMKD theo hình thức, tên gọi nào đó cho phù hợp.

Về mặt nội dung, văn bản quy định về quản trị BMKD của DN cần phải đảm bảo thể hiện được những vấn đề quan trọng như: xác định các loại BMKD, quy định nghĩa vụ bảo mật BMKD, các biện pháp bảo mật BMKD, chính sách tuyên truyền đào tạo về nghĩa vụ bảo mật, việc khai thác và bảo vệ BMKD… Ngoài ra, DN nên ban hành kèm theo văn bản này quy trình và những biểu mẫu phục vụ cho quá trình quản trị BMKD.

3.3.2 Quy trình quản trị bí mật kinh doanh

Căn cứ vào khái niệm quản trị BMKD, quy trình quản trị BMKD theo tác giả bao gồm 4 bước cơ bản là nhận diện, bảo mật, khai thác và bảo vệ BMKD. Trong từng bước cơ bản này lại có nhiều bước nhỏ cần thực hiện.

3.3.2.1 Nhận diện

Khâu nhận diện BMKD chủ yếu cần hiểu rõ các loại thông tin nên bảo hộ BMKD, bao gồm các loại BMKD và những vấn đề cần xem xét khi lựa chọn bảo hộ BMKD đã được trình bày ở phần 1.2. Khi đã nắm chắc những loại thông tin nào nên bảo hộ BMKD thì sẽ loại trừ được đáng kể khả năng nhận diện sót những thơng tin mật có khả năng bảo hộ, đồng thời cịn lựa chọn được hình thức bảo hộ phù hợp nhất cho thơng tin đó. Nhờ vậy, hạn chế tối đa việc “đánh mất” những thơng tin có giá trị do khơng kịp thời xác lập quyền cho nó (bao gồm cả xác lập quyền tự động thông qua việc bảo mật BMKD và xác lập quyền theo thủ tục đăng ký sáng chế).

Về nguyên tắc, việc nhận diện BMKD là quá trình tư duy diễn ra trong đầu của người tiến hành nhận diện. Quá trình nhận diện đó có thể được thực hiện theo chủ ý có trước hoặc hồn tồn do vơ tình. Người nhận diện ra BMKD có thể chính là người tạo ra BMKD mà cũng có thể là một người khác. Tuy nhiên, quá trình nhận diện này thường diễn ra nhanh chóng trong đầu người tiến hành nhận diện và có nhiều khả năng bị chìm vào quên lãng nếu BMKD vừa được nhận diện khơng được ghi nhận lại. Chính vì vậy, song song với việc nhận diện BMKD là việc ghi nhận nó lại dưới một hình thức vật chất nhất định để lưu giữ. Đồng thời, chính việc ghi nhận này sẽ cung cấp cho chủ sở hữu BMKD những căn cứ có ý nghĩa để chứng minh quyền sở hữu sau này.

Việc ghi nhận thơng tin BMKD có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình thức tùy thuộc sự lựa chọn của DN, tác giả chỉ đề xuất một hình thức ghi nhận mẫu, gọi là “Phiếu ghi nhận BMKD”. Phiếu ghi nhận BMKD cần có các thơng tin tối thiểu sau:

(i) Ký hiệu/ số thứ tự của BMKD: thông tin này nhằm giúp DN dễ dàng

hơn trong việc quản trị sau này như lập danh sách, lưu trữ thông tin, truy cập để tiếp cận thông tin…

(ii) Tên BMKD

(iv) Thông tin về chủ sở hữu: thông tin DN/ nhân thân, tỷ lệ sở hữu

(v) Nguồn gốc hình thành: việc ghi nhận nguồn gốc hình thành của

BMKD có thể giúp DN chứng minh cở sở xác lập của BMKD là phù hợp với quy định của pháp luật104

(vi) Nội dung BMKD: những thông tin của BMKD phải được thể hiện một

cách đầy đủ. Đây chính là căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ của BMKD sau này, vì vậy bất kỳ một sự thiếu sót nào trong việc thể hiện các thơng tin của BMKD cũng có thể làm thu hẹp phạm vi bảo hộ. (vii) Ngày ghi nhận BMKD.

Ngồi ra, có thể ghi nhận thêm các thông tin khác liên quan đến BMKD như xác định cấp độ mật của BMKD, thù lao cho tác giả, xác định số lượng bản của phiếu ghi nhận BMKD và những người, đơn vị nắm giữ phiếu ghi nhận BMKD (để xác định nghĩa vụ bảo mật của các bên liên quan)…

Phiếu ghi nhận BMKD cần phải được lập cho mỗi BMKD khác nhau và phải lập ngay khi BMKD được nhận diện. Vì việc nhận diện BMKD có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên việc ghi nhận BMKD là công việc thường xuyên hàng ngày của DN chứ không phải là việc định kỳ.

Sau khi đã ghi nhận BMKD, DN cũng nên tiến hành thống kê và lập danh sách các BMKD của mình. Việc lập danh sách các BMKD sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện các khâu quản trị khác tiếp theo như giúp tìm nhanh BMKD, lưu giữ và ghi chú tóm tắt những thơng tin liên quan BMKD, theo dõi và so sánh hiệu quả kinh tế của các BMKD...

3.3.2.2 Bảo mật

Bảo mật BMKD là một khâu trọng yếu trong việc quản trị BMKD và trong khâu này có rất nhiều nội dung cơng việc cần thực hiện. Những nội dung của việc bảo mật bao gồm nhưng không giới hạn ở những công việc mà tác giả sẽ trình bày dưới đây, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà DN có thể bổ sung thêm những biện pháp bảo mật khác cho phù hợp.

- Lưu giữ BMKD: việc lưu giữ BMKD cần phải được thực hiện theo trình tự và phải có nơi lưu trữ phù hợp. Để có thể tiếp cận thơng tin nhanh chóng khi cần, phiếu ghi nhận BMKD đã được đánh số thứ tự hoặc ký hiệu trong khâu nhận diện BMKD ở trên phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Nếu số lượng BMKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị bí mật kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)