- Từ bỏ quyền sở hữu những BMKD không cần tiếp tục bảo hộ: Từ
106 Nguyễn Hữu Cẩn,
Bên cạnh việc khai thác hiệu quả kinh tế do BMKD mang lại, DN cũng nên đầu tư để nghiên cứu phát triển từ BMKD mà mình có được, từ đó có thể tạo ra những tài sản trí tuệ khác có giá trị để tiếp tục khai thác. Khai thác theo cách này địi hỏi nhiều cơng sức và chi phí, kết quả là chưa biết trước nhưng nếu thành cơng thì giá trị kinh tế của BMKD ban đầu được tăng lên một cách đáng kể từ những tài sản trí tuệ mới tạo ra.
3.3.2.4 Bảo vệ
Tạo ra BMKD, ghi nhận, bảo mật để quyền sở hữu phát sinh và khai thác để thu được lợi ích từ BMKD rồi, nhưng DN sẽ hết sức thiếu sót nếu trong q trình quản trị BMKD khơng thực hiện việc bảo vệ đối với BMKD đó. Để bảo vệ BMKD, DN có thể vận dụng những quy định về biện pháp bảo vệ BMKD đã phân tích ở mục 3.2.2 trên.
Ngồi ra, để gia tăng khả năng bảo vệ BMKD, DN không nên bị động, chờ hành vi xâm phạm được phơi bày ra mới tiến hành các biện pháp bảo vệ mà cần chủ động quan sát, thu thập thông tin để phát hiện sớm hành vi xâm phạm nhằm giảm thiểu những thiệt hại có nguy cơ xảy ra.
Mỗi khâu trong quy trình quản trị BMKD ln có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ: Khi khâu nhận diện và bảo mật trong quy trình quản trị BMKD được thực hiện tốt thì chắc chắn DN sẽ ln có đầy đủ những chứng cứ sắc bén để sẵn sàng chứng minh quyền sở hữu của mình đối với BMKD. Hay khi khâu bảo mật được thực hiện chặt chẽ sẽ giúp DN dễ dàng hơn trong việc chứng minh hành vi xâm phạm xảy ra. Khâu bảo vệ BMKD tốt thì sẽ giúp cho việc khai thác chúng hiệu quả hơn…Vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ tất cả các khâu theo trình tự trong quy trình quản trị BMKD được đề xuất trên sẽ rất hữu ích cho mọi DN bởi mọi DN đều có BMKD riêng.
3.3.3 Nhân lực và các phương tiện vật chất khác phục vụ quản trị bí mật kinh doanh bí mật kinh doanh
Nhân lực quản trị BMKD là những người trực tiếp tham gia vào vận hành quy trình quản trị BMKD và như đã khẳng định ở trên, nhân lực là thành tố không thể thiếu trong công tác quản trị BMKD. Như vậy, muốn quản trị BMKD thì DN phải có nhân lực cho cơng việc này.
Chúng ta đã biết, BMKD là một đối tượng của quyền SHTT, khơng những thế nó cịn là một đối tượng SHTT khá đặc thù. Chính vì vậy, để quản trị một cách có hiệu quả, nhân lực cho cơng tác quản trị BMKD cần phải là người có kiến thức nhất định về lĩnh vực này.
Một điều nữa cũng cần hết sức lưu ý, người trực tiếp thực hiện các thủ tục trong quy trình quản trị BMKD là một trong số những người có thể có điều kiện tiếp cận với BMKD dễ dàng và thường xuyên nhất. Chính vì vậy, ngồi việc lựa chọn những người có lịng trung thành thì DN ln ln phải ràng buộc nghĩa vụ bảo mật đối với họ một cách chặt chẽ.
Với khối lượng công việc như được mô tả trên, tác giả thấy rằng DN cần phải có nhân sự chun trách cho cơng việc này. Tính chất của cơng việc quản trị BMKD bao hàm công việc của bộ phận pháp lý, vừa bao hàm cả công việc của bộ phận kinh doanh, nhân sự, tiếp thị, tài chính…Như vậy, khơng chỉ dừng lại ở việc có nhân sự chuyên trách về quản trị BMKD, mỗi DN nên hình thành Bộ phận chun về quản trị tài sản trí tuệ, trong đó có quản trị BMKD vì việc quản trị tài sản trí tuệ nói chung cũng như quản trị BMKD nói riêng có khá nhiều đặc thù.
Các phương tiện vất chất khác phục vụ cho công tác quản trị BMKD bao gồm các loại máy móc thiết bị được trang bị hệ thống bảo mật cao; các loại công cụ hỗ trợ như phần mềm quản trị, phần mềm bảo mật… và nơi cất dấu an toàn cho những BMKD như két sắt, hầm bí mật, kho chứa có hệ thống bảo vệ an ninh…Tùy theo giá trị của BMKD cũng như quy mơ và sự đầu tư của DN mà có những DN có hẳn những căn hầm kiên cố để bảo vệ BMKD của mình như cơng thức nước ngọt của Coca Cola hay men bia của Heineken… cịn có những doanh nghiệp khác chỉ bảo mật đơn giản bằng các loại phịng ốc và khóa cửa thơng thường miễn là vẫn đủ để được xem là đã áp dụng biện pháp bảo mật cần thiết.
Trên thực tế, khi doanh nghiệp chọn chiến lược tận dụng lợi thế cạnh tranh từ “hào quang của sự bí ẩn” đối với BMKD, thì đồng thời với nó, các phương tiện vật chất kỹ thuật để hỗ trợ bảo mật càng cần phải được đầu tư cẩn thận. “Hào quang của sự bí ẩn” chỉ có thể “tỏa sáng” khi việc nắm giữ một bí mật được hé hộ nhưng bản chất của bí mật là gì thì lại được giữ kín. Bên cạnh hiệu ứng tích cực do chiến lược này mang lại như đã phân tích ở mục 1.3.1 thì việc tuyên bố về quyền sở hữu đối với một BMKD có giá trị như vậy sẽ thu hút sự quan tâm của những kẻ xấu, làm nảy sinh ý đồ trộm cắp BMKD. Chính vì vậy, trong trường hợp này việc bảo mật
càng cần phải chặt chẽ, nghiêm ngặt và phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động bảo mật càng cần phải tối tân, chất lượng.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả đưa ra khái niệm về quản trị BMKD theo quan điểm của cá nhân và tổng hợp những quy định pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau có thể vận dụng trong cơng tác quản trị BMKD. Từ đó, tác giả đề xuất cách thức quản trị BMKD bắt đầu từ chính sách và quy định về quản trị BMKD trong DN đến quy trình quản trị BMKD và những điều kiện về nhân lực, vật lực để phục vụ cho công tác quản trị BMKD tại DN.