VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT ĐỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.4. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT ĐỐ

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

GTNT là một trong những mắc xích quan trọng kết nối các vùng nông thôn với hệ thống đường tỉnh và quốc lộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát triển cơ giới hóa trong sản xuất, trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân khu vực nơng thơn. Trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, GTNT có vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng.

GTNT là điều kiện vật chất quan trọng, có vai trị quan trọng đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hệ thống hạ tầng GTNT tốt sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nơng nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp tới nông nghiệp.

GTNT phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển nhanh khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút đầu tư và huy động các nguồn vốn đầu tư vào thị trường nơng thơn. Những địa phương có hạ tầng GTNT hồn thiện sẽ là một nhân tố để thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn.

GTNT phát triển là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bổ lực lượng sản xuất theo lãnh thổ, sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các khu vực, các

địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội. Bởi vì, thực hiện cơng bằng xã hội khơng chỉ thể hiện ở khâu phân phối kết quả mà nó cịn thể hiện ở chỗ tạo điều kiện sử dụng tốt năng lực của mình. Đó chính là cơ hội giao lưu, học tập, tiếp cận các dịch vụ y tế, việc làm, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.

GTNT góp phần tăng cường được khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nơng thơn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được tăng cao, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Phát triển hạ tầng GTNT sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho người dân, nhờ đó giảm được dịng di dân từ nơng thơn ra thành thị, giảm áp lực cho các đô thị đang ngày càng quá tải cả về hạ tầng và điều kiện về giáo dục, y tế.

Tóm lại, hạ tầng GTNT phát triển có tác động rất lớn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới nói riêng. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, GTNT phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)