ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 59 - 64)

7. Kết cấu của Luận văn:

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020.

3.1.1. Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng GTNT:

GTNT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống GTNT phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương; phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới; phát triển GTNT một cách bền vững, tạo sự gắn kết liên hồn thơng suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường xóm ấp, giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các điểm công nghiệp chế biến, giữa sản xuất – chế biến và tiêu thụ, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng GTNT đến năm 2020:

3.1.2.1. Mục tiêu chung:

Đến năm 2020 cơ bản đảm bảo GTNT thông suốt trên tồn hệ thống giao thơng của tỉnh, phát triển mạng lưới GTNT đến tận các ấp, xóm, mở rộng lịng đường, bê tơng hóa các cầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng, các phương tiện cơ giới có thể lưu thơng quanh năm đến trung tâm các xã.

Đối với đường huyện: nối từ huyện đến trung tâm xã, những tuyến đường này có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện, phục vụ thường xuyên vận tải bằng xe cơ giới, nên cần phải xây dựng đạt chất lượng phù hợp nhu cầu phục vụ.

Đối với đường xã, đường xuống xóm ấp và đường ra các cánh đồng, tùy theo nhu cầu phát triển giao thông của từng giai đoạn, chọn loại đường với quy mô phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Tận dụng, khai thác có hiệu quả lợi thế của hệ thống sơng, rạch để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, chi phí vận chuyển thấp.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Đường bộ:

100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã.

100% đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tơng xi măng hóa đường xã tối thiểu 70%.

Tối thiểu 50% các đường xóm ấp được cứng hóa.

Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường GTNT; xóa bỏ hết cầu khỉ. Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp.

Đường sông:

Kết hợp với hệ thống thủy lợi (tưới, tiêu) nâng cấp, cải tạo các tuyến vận tải đường sông.

Xây dựng các bến phà, bến sơng tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa.

3.1.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020: Mau đến năm 2020:

Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của từng địa phương trong tỉnh để phát triển GTNT, kết hợp giữa giao thông đường bộ và giao thông đường thủy, giữa giao thông với thủy lợi, ngư nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn.

Đầu tư phát triển GTNT được tiến hành theo từng giai đoạn với các bước đi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương. Đây là công việc thường xuyên và được thực hiện trong nhiều năm. Vì vậy, phải xác định thứ tự ưu tiên đầu tư với quy mô phù hợp, đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cơng trình.

Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển GTNT, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới và công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đơng đảo nhân dân có thể tự quản lý, tự thi cơng khi có sự hướng dẫn về mặt kỹ thuật.

Có cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì hệ thống GTNT một cách hợp lý, hiệu quả với sự tham gia của các cấp chính quyền và của người dân.

Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách, hàng hóa và phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện của địa phương vào hoạt động khai thác nhằm tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa, hành khách khu vực nông thôn.

Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng GTNT và đảm bảo hành lang an tồn giao thơng, bảo vệ mơi trường.

3.1.4. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2020: bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2020:

Trên cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng GTNT để đạt tiêu chí Giao thơng theo mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020; đồng thời căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 – 2020 đã được thơng qua (tốc độ tăng GRDP bình qn trong giai đoạn 2016 – 2020 bình quân 7,5%/năm, thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 17%/năm); Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của tỉnh Cà Mau. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT tại Cà Mau giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng; trong đó cơ cấu vốn đầu tư như sau:

Vốn đầu tư từ NSNN khoảng 70 – 75% tổng nhu cầu vốn (khoảng từ 2.450 tỷ đồng – 2.625 tỷ đồng). Huy động từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã), vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư theo các Chương trình mục tiêu, vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách trung ương, vay vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, vốn ngân sách tỉnh, huyện, vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết, khai thác quỹ đất, vượt thu ngân sách để tăng chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT.

Vốn huy động các nguồn lực xã hội và nhân dân đóng góp khoảng 25 – 30% tổng nhu cầu vốn (khoảng từ 875 tỷ đồng – 1.050 tỷ đồng).

Nội dung chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT tại Cà Mau đến năm 2020 (trong đó cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN khoảng 70 – 75%; còn lại khoảng 25 – 30% từ các nguồn huy động ngoài NSNN); cụ thể như sau:

Đầu tư xây dựng mới: khoảng 3.495 km đường, 355 cầu, xây dựng 150 bến phà với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 2.820 tỷ đồng, cụ thể:

Đường huyện (đường ô tô đến trung tâm xã): khoảng 65 km, nhu cầu vốn khoảng 100 tỷ đồng.

Đường xã: khoảng 1.770 km, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Đường xóm, ấp: khoảng 1.660 km, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 950 tỷ đồng.

Cầu GTNT: khoảng 355 cây, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Bến phà: khoảng 150 bến nhu cầu vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng (NSNN khơng đầu tư, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, hoàn vốn đầu tư và lợi nhuận bằng hình thức thu phí).

Nâng cấp, mở rộng: khoảng 660 km đường, 300 cầu với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 380 tỷ đồng, cụ thể:

Đường xã: khoảng 360 km, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 220 tỷ đồng. Đường xóm, ấp: khoảng 300 km, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng. Cải tạo, sửa chữa: khoảng 300 cầu, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.

Bảng 4: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT tại Cà Mau giai đoạn 2016 – 2020 TT Loại đường Tổng số km xây dựng mới; nâng cấp, mở rộng Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng) Tổng cộng 4.155 km đường; 655 cầu 3.500 1 Đường huyện 65 100 2 Đường xã 2.130 1.820 3 Đường xóm, ấp 1.960 1.080 4 Cầu GTNT 655 cầu 150 5 Bến phà 150 50

6 Duy tu, bảo trì 300

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)