Những khó khăn, hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 47 - 48)

7. Kết cấu của Luận văn:

2.3.2. Đánh giá kết cấu, quy mô và khả năng khai thác hạ tầng GTNT đã đầu tư

2.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế:

Ở một số địa phương ven biển, do điều kiện tự nhiên triều cường thường dâng cao gây ảnh hưởng đến chất lượng của cơng trình; sau một thời gian dài khai thác sử dụng nên cơng trình xuống cấp phải đầu tư nâng cấp, sửa chữa gây tốn kém cho việc đầu tư.

Quy mô đầu tư hạ tầng GTNT còn hạn chế, chưa đồng nhất (hầu hết mặt đường chỉ rộng từ 1,2m – 2m) do nguồn ngân sách tỉnh, huyện còn hạn hẹp; việc huy động vốn trong dân gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư cơng trình cao. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng đường GTNT phải gắn liền với yêu cầu xây dựng nông thôn mới (cấp đường, nền đường phải đạt chuẩn), dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn, vượt ngồi khả năng cân đối ngân sách địa phương, trong khi việc huy động nhân dân đóng góp lại càng khó khăn hơn, người dân một số vùng khó có khả năng đóng góp (đặc biệt là tại các xã nghèo, vùng khó khăn).

Các xã đều hồn thành quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, trong đó có quy hoạch hạ tầng GTNT. Tuy nhiên, việc quy hoạch trên là riêng lẻ, thiếu đồng bộ, chưa gắn kết với các xã với nhau, chưa mang tính định hướng lâu dài trong xây dựng và phát triển GTNT.

Do việc xây dựng đường GTNT khơng thực hiện bồi hồn đất mà chủ yếu do nhân dân hiến đất, nên các tuyến đường xây dựng khó đạt yêu cầu kỹ thuật (nhiều

đường cong, bán kính cong nhỏ, sát mép bờ sơng, đấu nối chưa đảm bảo an tồn giao thơng…).

Cơng tác vận động nhân dân đóng góp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” còn gặp trở ngại, một số xã vùng sâu người dân cịn khó khăn

nên rất khó vận động dân đóng góp kinh phí đầu tư, các địa phương chỉ có thể vận động thực hiện một số cơng trình có quy mơ nhỏ, kinh phí đầu tư khơng lớn, những nơi cơng trình đi qua vùng dân cư thưa thớt, càng khó thực hiện hơn.

Cơng tác quản lý và cơ chế chính sách phát triển GTNT cũng cịn có những điểm chưa phù hợp. Mơ hình và năng lực quản lý GTNT của cấp huyện và cấp xã cần được tiếp tục kiện toàn và nâng cao. Mặc dù, trong giai đoạn vừa qua với chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển GTNT, hệ thống GTNT đã có bước phát triển khá mạnh, song cũng đã đến lúc cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình và địi hỏi của giai đoạn phát triển mới.

Một số địa phương chưa tích cực vận động nhân dân, huy động lực lượng thanh niên tại địa phương tham gia cơng tác duy tu, sửa chữa, duy trì tuổi thọ và đảm bảo điều kiện khai thác tốt của cơng trình.

Mặc dù mạng lưới GTNT phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh, nhưng cũng đang còn rất nhiều thách thức trước ngưỡng cửa của sự phát triển và đòi hỏi những vấn đề cần phải được giải quyết, như sự chưa cân đối phù hợp giữa nguồn vốn cho đầu tư phát triển và cho bảo trì hạ tầng GTNT, đặc biệt thiếu vốn cho các vùng nơng thơn đang cịn trong tình trạng khó khăn, nghèo nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn trong các dự án đầu tư GTNT cũng còn phải xem xét thêm về hiệu quả, do cịn có lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)