Đặc điểm địa lý – tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 33 - 40)

7. Kết cấu của Luận văn:

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU

2.1.1. Đặc điểm địa lý – tự nhiên:

Cà Mau là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; diện tích tự nhiên 5.294,8 km2 (bằng 13,13% diện tích ĐBSCL và bằng 1,58% diện tích cả nước), đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL (sau Kiên Giang); dân số năm 2015 là 1.218.821 người; có 09 đơn vị hành chính cấp huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau; 101 xã, phường, thị trấn. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; phía Đơng và phía Nam tiếp giáp với biển Đơng; phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan.

Khí hậu: mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình khoảng 26,5oC; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,6oC; nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 25oC), rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.

Thủy văn: có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; bình quân hàng năm có 165 ngày mưa với lượng mưa trung bình năm là 2.228 mm; độ ẩm bình quân hàng năm là 83,0%.

Địa hình: tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền khơng có núi đá (ngồi biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ 0,5 m – 01 m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sơng hoặc sơng - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp

hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Điều kiện tự nhiên chỉ phù hợp cho các loại cây chịu ngập nước như rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi thủy sản. Việc trồng cây ăn trái, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơng trình dân dụng, khu dân cư địi hỏi phải chi phí tơn cao mặt bằng rất lớn.

Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh cịn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài trên 8.000 km, tỷ lệ 1,5 km chiều dài sơng, rạch/01 km2 diện tích tự nhiên của tỉnh), có nhiều sơng rạch là lợi thế về giao thơng đường thủy, nhưng là hạn chế rất lớn đối với phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thơng đường bộ, do phát sinh nhiều cầu cống. Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên đối với xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng và xây dựng dân dụng rất tốn kém do u cầu xử lý nền móng phức tạp; tính ổn định của các cơng trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đó là những nguyên nhân làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói chung và hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT nói riêng cịn yếu kém so với mặt bằng chung của cả nước.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau:

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp; có diện tích ni trồng thủy sản lớn nhất cả nước với trên 298.000 ha, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản hàng năm đạt khoảng 500.000 tấn đồng thời có diện tích rừng gần 100.000 ha với hai hệ sinh thái rừng tràm ngập nước và rừng đước ven biển, đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và là Khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới với nhiều hệ động, thực vật phong phú. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 đạt 33.640 tỷ đồng, bình quân tăng 8,1%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015; trong đó: khu vực ngư nơng lâm nghiệp tăng 7,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,7%, khu vực dịch vụ tăng 11,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực ngư nông lâm nghiệp trong GRDP. Cơ cấu kinh tế năm 2015 như sau: khu vực ngư nông lâm nghiệp chiếm 36,2%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 35,3%;

khu vực dịch vụ chiếm 28,5%. Cùng với những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống người dân cũng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 35,260 triệu đồng (tương đương 1.600 USD), bằng 75% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước (2.109 USD). Các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,56% (so với thời điểm cuối năm 2010 là 12,14%), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 97,5%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm cịn 12,5%, có 40,6% trường học đạt chuẩn quốc gia…

2.2. THỰC TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT CỦA TỈNH CÀ MAU.

Hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2015 có tổng chiều dài 11.795,5 km, trong đó:

- Đường huyện có 97 tuyến với chiều dài 976,5 km (chiếm tỷ lệ 8,3%). - Đường xã, ấp, xóm có 1.519 tuyến với chiều dài 10.819 km, (chiếm tỷ lệ 91,7%).

Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải: đến cuối năm 2015 hệ thống đường GTNT của cả nước là 492.892 km; trong đó hệ thống đường GTNT của vùng ĐBSCL là 72.851 km. So với cả nước, hệ thống đường GTNT của tỉnh Cà Mau chiếm tỷ lệ 2,39%; so với khu vực ĐBSCL, hệ thống đường GTNT của tỉnh Cà Mau chiếm tỷ lệ 16,19%

Hình 1: Hệ thống đường GTNT của Cả nước, ĐBSCL và Cà Mau

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

Hình 2: Tỷ lệ đường GTNT của Cà Mau so với ĐBSCL và cả nước

- Hệ thống đường huyện có 97 tuyến với tổng chiều dài 976,5 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 64,5%, cịn lại là đường cấp phối + đất. Mạng lưới đường huyện cơ bản đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tuy nhiên một số tuyến đường huyện là đường xã mới vừa chuyển cấp nên mặt đường nhỏ, hẹp, xuống cấp; bên cạnh vẫn còn một số tuyến mặt đường đất, vào mùa mưa đi lại khó khăn, trơn lầy và xe ô tô không thể đi lại được, đã ảnh hưởng không nhỏ đến giao lưu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Hiện trạng các tuyến đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm:

Thành phố Cà Mau: có 05 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 51,7 km, mặt đường nhựa, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%.

Huyện Thới Bình: có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 148,1 km, mặt đường nhựa, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 80,7%.

Huyện Đầm Dơi: có 12 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 147,1 km, mặt đường nhựa, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 62,1%.

Huyện U Minh: có 24 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 301,3 km, mặt đường nhựa, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 40,5%.

Huyện Trần Văn Thời: có 09 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 72,4 km, mặt đường nhựa, bê tông xi măng, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 4,0m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%.

Huyện Phú Tân: có 07 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 56,9 km, mặt đường nhựa, bê tông xi măng, chiều rộng nền đường 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%.

Huyện Cái Nước: có 13 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 65,1 km, mặt đường nhựa, bê tông xi măng, chiều rộng nền đường từ 2,5 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 99,7%.

Huyện Năm Căn: có 08 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 58,7 km, mặt đường nhựa, bê tông xi măng, chiều rộng nền đường từ 3 – 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 44,3%.

Huyện Ngọc Hiển: có 05 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 75,2 km, mặt đường nhựa, chiều rộng nền đường 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa đạt 33,1%.

Bảng 1: Hiện trạng hệ thống đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số TT Huyện, thành phố Số lượng tuyến Chiều dài (km) Kết cấu Tỷ lệ nhựa hóa (%) Lộ nhựa Bê tơng xi măng Cấp phối + Đất 1 Thành phố Cà Mau 05 51,7 49,2 2,7 - 100,0 2 Huyện Thới Bình 14 148,1 48,2 71,3 28,6 80,7 3 Huyện Đầm Dơi 12 147,1 85,3 6,0 55,8 62,1 4 Huyện U Minh 24 301,3 37,7 84,5 179,1 40,5 5 Huyện Trần Văn Thời 09 72,4 51,1 21,2 - 100,0

6 Huyện Phú Tân 07 56,9 56,9 - - 100,0

7 Huyện Cái Nước 13 65,1 23,3 41,6 0,2 99,7

8 Huyện Năm Căn 08 58,7 13,0 13,0 32,7 44,3

9 Huyện Ngọc Hiển 05 75,2 21,7 3,2 50,3 33,1

Tổng cộng 97 976,5 386,2 243,5 346,7 64,5

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

Hệ thống đường xã, ấp, xóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Đến cuối năm 2015 có 1.519 tuyến đường xã, ấp, xóm với tổng chiều dài 10.819 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 29,7%.

Thành phố Cà Mau: có 143 tuyến với tổng chiều dài 915,6 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 50,6%.

Huyện Thới Bình: có 168 tuyến với tổng chiều dài 1.281,5 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 34,5%.

Huyện Đầm Dơi: có 212 tuyến với tổng chiều dài 1.470,1 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 30,6%.

Huyện U Minh: có 185 tuyến với tổng chiều dài 1.301,3 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 20,7%.

Huyện Trần Văn Thời: có 235 tuyến với tổng chiều dài 1.572,4 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 33,6%.

Huyện Phú Tân: có 177 tuyến với tổng chiều dài 1.256,9 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 24,3%.

Huyện Cái Nước: có 196 tuyến với tổng chiều dài 1.365,1 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 33,4%.

Huyện Năm Căn: có 108 tuyến với tổng chiều dài 958,7 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 19,8%.

Huyện Ngọc Hiển: có 95 tuyến với tổng chiều dài 697,4 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 15,6%.

Bảng 2: Hiện trạng hệ thống đường xã, ấp, xóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số TT

Huyện,

thành phố Số lượng tuyến Chiều dài (km)

Tỷ lệ cứng hóa (%) 1 Thành phố Cà Mau 143 915,6 50,6 2 Huyện Thới Bình 168 1.281,5 34,5 3 Huyện Đầm Dơi 212 1.470,1 30,6 4 Huyện U Minh 185 1.301,3 20,7

5 Huyện Trần Văn Thời 235 1.572,4 33,6

6 Huyện Phú Tân 177 1.256,9 24,3

7 Huyện Cái Nước 196 1.365,1 33,4

8 Huyện Năm Căn 108 958,7 19,8

9 Huyện Ngọc Hiển 95 697,4 15,6

Tổng cộng 1.519 10.819 29,7

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

2.3. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 33 - 40)