ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA CHI TIÊU CÔNG VÀO XÂY DỰNGKẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu của Luận văn:

2.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA CHI TIÊU CÔNG VÀO XÂY DỰNGKẾT

KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.

2.6.1. Kết quả về năng lực tăng thêm của hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT: GTNT:

Sau 05 năm (2011 – 2015) tập trung đầu tư xây dựng, năng lực kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tăng lên nhanh chóng, kết quả đạt được như sau:

Trong giai đoạn này, hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau tăng thêm 2.845,46 km chiều dài đường GTNT, 1.588 cầu GTNT và 121 bến phà ngang sông xây dựng mới; nâng cấp, mở rộng 239 km đường GTNT và cải tạo, sửa chữa 210 cầu GTNT (nhiều gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 và gấp 2,69 lần so với giai đoạn 2001 – 2005) và có thêm 25 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã (đến cuối năm 2010 chỉ có 51 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 63%; đến cuối năm 2015 có 76 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 93%), góp phần kết nối các điểm dân cư, trường học, trạm y tế xã, hình thành các đơ thị nhỏ tại các trung tâm xã.

Đến cuối năm 2015, có 19/82 xã của tỉnh Cà Mau (tỷ lệ 23% so với thời điểm cuối năm 2010 chưa có xã nào đạt) đạt tiêu chí Giao thơng trong Bộ Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới (100% km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa; 50% km đường trục thơn xóm được cứng hóa; 100% km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa; 50% km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện).

2.6.2. Kết quả về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt 2.638,680 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư từ NSNN là 1.866,650 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 70,74% và vốn đóng góp của nhân dân, huy động xã hội 772,030 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,26%).

Tổng vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT chiếm 78% vốn đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực giao thông vận tải (1.866,650 tỷ đồng/2.390,956 tỷ đồng) và chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Cà Mau (1.866,650 tỷ đồng/9.593,396 tỷ đồng) trong giai đoạn 2011 – 2015. Bình quân vốn đầu tư từ NSNN để đầu tư 01 km đường GTNT (gồm xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng và các cầu trên tuyến) khoảng 605 triệu đồng.

2.6.3. Hiệu quả về kinh tế - xã hội:

Quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn. Cùng với các cơ sở hạ tầng nơng thơn khác, q trình đầu tư mạnh mẽ từ NSNN, của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp đã làm thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn Cà Mau; giao thương, trao đổi hàng hóa tăng nhanh; đời sống người dân từng bước được cải thiện do hạ tầng GTNT được đầu tư kết nối từ thành thị đến nông thôn; người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các lạoi hình giải trí khác so với trước khi hạ tầng GTNT được đầu tư (trước đây lưu thông của người dân ở vùng nông thôn đa số phụ thuộc vào đường thủy, thời gian di chuyển lâu rất mất thời gian và tốn nhiều chi phí nhiên liệu, nhiều vùng để đi lại còn phải phụ thuộc vào thủy triều).

Hạ tầng GTNT phát triển cũng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nơng thơn, do có hạ tầng GTNT nên người dân dễ dàng tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất với nhau, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc thu mua sản phẩm ngay tại nơi sản xuất (không phải vận chuyển bằng đường thủy đến tận nhà máy chế biến như trước đây, vừa mất thời gian, chi phí vận chuyển, hao hụt sản phẩm, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm thấp hơn so với hiện nay); trong giai đoạn 2011 – 2015 năng suất lúa của tỉnh Cà Mau tăng bình qn 7,3%/năm, năng suất ni trồng thủy sản tăng bình qn 5,2%/năm, kết quả này có phần đóng góp gián tiếp của kết cấu hạ tầng GTNT được đầu tư trong cùng giai đoạn.

Hạ tầng GTNT phát triển ngồi việc thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển cũng góp phần phát triển các cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp hình thành tại trung tâm các xã sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân; đồng thời các ngành dịch vụ cũng phát triển nhanh như thương mại, xây dựng, vận tải, kinh doanh và sửa chữa xe gắn máy… Tổng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 11,1%/năm, trong đó khu vực nơng thơn có đóng góp đáng kể.

Đánh giá chung, hạ tầng GTNT phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, các ngành kinh tế tăng trưởng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2015 giảm còn 3,56% so với tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 là 12,14%).

Kết luận Chương 2.

Thực trạng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 đã được ưu tiên tập trung đầu tư, số km đường GTNT được đầu tư tăng thêm cao hơn so với các giai đoạn trước, đã đóng góp quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình đầu tư cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn như: tỷ lệ nhựa hóa đối với hệ thống đường huyện chỉ mới đạt 64,5%, tỷ lệ cứng hóa đối với đường xã, ấp, xóm mới đạt 29,7%, quy mô đầu tư chưa đồng nhất, chất lượng quy hoạch cịn hạn chế, vận động nhân dân tham gia đóng góp chưa đảm bảo tính cơng bằng giữa các địa phương, công tác bảo trì hạ tầng GTNT cịn nhiều bất cập, công tác quản lý và cơ chế chính sách phát triển GTNT cũng cịn có những điểm chưa phù hợp, cần được chấn chỉnh. Để từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên trong đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới cần có những giải pháp, chính sách áp dụng phù hợp với

điều kiện thực tế của từng khu vực, từng địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)