7. Kết cấu của Luận văn:
2.3.1. Thực trạng đầu tư từ NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT:
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp ở địa phương, tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có những chuyển biến tích cực, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT là 2.638,680 tỷ đồng; trong đó:
Vốn đầu tư từ NSNN: 1.866,650 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 896,420 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh: 524,810 tỷ đồng.
Vốn ngân sách huyện: 445,420 tỷ đồng.
Vốn đóng góp của nhân dân và huy động xã hội: 772,030 tỷ đồng.
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư xây dựng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 TT Loại đường Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng)
Nguồn vốn đầu tư (Triệu đồng)
Vốn NSNN Nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức đóng góp Vốn ngân sách Trung ương Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ Vốn ngân sách huyện Tổng số 2.638.680 896.420 524.810 445.420 772.030 1 GTNT huyện 715.250 715.250 - - - 2 GTNT xã 949.025 102.212 283.176 238.168 325.469 3 GTNT xóm, ấp 974.405 78.958 241.634 207.252 446.561
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
Trong tổng cơ cấu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015, vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ lệ 70,74% (1.866,650 tỷ đồng/2.638,680 tỷ đồng); cịn lại vốn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức chiếm 29,26% (772,030 tỷ đồng/2.638,680 tỷ đồng).
Hình 3: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng GTNT giai đoạn 2011 - 2015
C ơ cấu vốn đầu tư xây dựng G TNT giai đoạn 2011 - 2015
70,74% 29,26%
Vốn NSNN Vốn huy động
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
Cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 được lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cụ thể: vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh và vốn ngân sách huyện, thành phố.
- Vốn ngân sách trung ương đầu tư 896,420 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 48,02% tổng vốn đầu tư từ NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2011 – 2015), gồm:
Vốn trái phiếu Chính phủ: nguồn vốn này được trung ương bố trí để đầu tư các tuyến đường GTNT huyện (đường ô tô đến trung tâm xã). Trong giai đoạn 2011
– 2015, tỉnh Cà Mau được phân bổ từ vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư 25 tuyến đường ô tô đến trung tâm xã với tổng kế hoạch vốn 715,250 tỷ đồng.
Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững: nguồn vốn này được Trung ương phân bổ để đầu tư hạ tầng GTNT trên địa bàn các xã xây dựng nơng thơn mới và các xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, đơng đồng bào dân tộc sinh sống; chủ yếu là các tuyến đường, cầu GTNT xã, ấp, xóm với tổng kế hoạch vốn được hỗ trợ đầu tư 181,170 tỷ đồng.
Vốn ngân sách trung ương bố trí đầu tư đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vốn để đầu tư các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã; riêng đối với vốn phân bổ đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới và giảm nghèo bền vững chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn đầu tư do tỉnh đăng ký.
- Vốn ngân sách tỉnh đầu tư 524,810 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 28,11% tổng vốn đầu tư từ NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2011 – 2015), gồm:
Vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý đầu tư 288,646 tỷ đồng: nguồn vốn này được tỉnh bố trí để đối ứng đầu tư hạ tầng GTNT sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí và hỗ trợ các huyện.
Vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết đầu tư 104,962 tỷ đồng: nguồn vốn này ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ cho các huyện, thành phố đầu tư hạ tầng GTNT trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới và các xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, đông đồng bào dân tộc sinh sống.
Vốn vay tín dụng ưu đãi (nguồn này tỉnh vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam thơng qua Bộ Tài chính để đầu tư hạ tầng GTNT và kiên cố hóa kênh mương) đầu tư 131,202 tỷ đồng: vốn này tỉnh vay bố trí đầu tư các cơng trình hạ tầng GTNT trên địa bàn các huyện, thành phố.
Vốn ngân sách tỉnh đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu vốn đầu tư của các dự án do các huyện, thành phố đăng ký.
- Vốn ngân sách huyện, thành phố đầu tư 445,420 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 23,87% tổng vốn đầu tư từ NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2011 – 2015): vốn này bố trí từ nguồn vốn cân đối ngân sách huyện, thành phố để lại đầu tư.
Hình 4: Cơ cấu vốn đầu tư từ NSNN xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015
48,02% 28,11% 23,87% Vốn NS Trung ương Vốn NS tỉnh hỗ trợ Vốn NS huyện
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
- Vốn nhân dân đóng góp và huy động xã hội:
Nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân ngồi hiến đất, cịn tham gia đóng góp từ khoảng 20 – 40% giá trị đầu tư mặt đường tùy theo chiều rộng tuyến đường có mức đóng góp khác nhau, mặt đường bê tông 3,0 m – 3,5 m nhân dân đóng góp 20%, mặt đường 2,0 m – 2,5 m đóng góp 30%, mặt đường 1,0 m – 1,5 m đóng góp 40% và tùy theo địa phương có mức đóng góp khác nhau, khơng thống nhất nhưng đa số dao động ở tỷ lệ nêu trên. Ngoài ra, trong thời gian qua tỉnh Cà Mau còn nhận đóng góp từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT, tập trung nhiều nhất là hỗ trợ đầu tư xây dựng cầu GTNT.
2.3.1.1. Đầu tư xây dựng mới hạ tầng GTNT:
Tổng số km đường huyện, đường xã, đường ấp, xóm được xây dựng mới trong giai đoạn 2011 – 2015 là 2.845,46 km; xây dựng mới thêm 1.588 cầu GTNT; phát triển thêm 121 bến phà qua sông với tổng vốn đầu tư 2.314,542 tỷ đồng, trong đó:
Đường huyện (đường ô tô đến trung tâm xã): xây dựng mới 632,34 km, vốn đầu tư 715,250 tỷ đồng.
Đường xã: 1.128,51 km, vốn đầu tư 807,637 tỷ đồng. Đường ấp, xóm: 1.084,61 km, vốn đầu tư 439,498 tỷ đồng.
Cầu GTNT: xây dựng mới 1.588 cầu, vốn đầu tư 323,415 tỷ đồng. Bến phà qua sông: phát triển thêm 121 bến, vốn đầu tư 28,742 tỷ đồng. Số km đường GTNT đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn 2011 – 2015 cao gấp 1,8 lần so với số km đường GTNT đầu tư xây dựng mới tăng thêm trong giai đoạn 2006 – 2010 (2.845,46 km/1.574,82 km) và gấp 2,69 lần giai đoạn 2001 – 2005 (2.845,46 km/1.056,94 km).
Hình 5: Số km đường GTNT XD mới qua các giai đoạn
0 1,000 2,000 3,000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 1,056.94 1,574.82 2,845.46 Km Giai đoạn
Số Km đường GTNT XD mới qua các giai đoạn
2.3.1.2. Đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng GTNT:
Tổng số km đường xã, đường ấp, xóm được nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn 2011 – 2015 là 239 km; cải tạo, sửa chữa 210 cầu GTNT với tổng vốn đầu tư 106,233 tỷ đồng, trong đó:
Đường xã: 121,7 km, vốn đầu tư 63,232 tỷ đồng. Đường ấp, xóm: 117,3 km, vốn đầu tư 29,435 tỷ đồng. Cầu GTNT: 210 cầu, vốn đầu tư 13,566 tỷ đồng.
2.3.1.3. Duy tu, bảo trì hạ tầng GTNT:
Cơng tác duy tu, bảo trì hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2011 – 2015 đã được quan tâm thực hiện hơn so với các giai đoạn trước, do số lượng cơng trình hạ tầng GTNT phát triển nhanh đồng thời các địa phương đã nhận thức được đầu tư kịp thời, hợp lý cho duy tu, bảo trì hạ tầng GTNT đã góp phần làm cho cơng trình lâu xuống cấp và tiết kiệm được kinh phí khắc phục, sửa chữa.
Tổng kinh phí duy tu, bảo trì hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 là 217,905 tỷ đồng, bằng 8,26% tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT.
2.3.2. Đánh giá kết cấu, quy mô và khả năng khai thác kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015:
2.3.2.1. Những kết quả đạt được:
Cầu, đường trên các tuyến đường huyện (đường ô tô đến trung tâm xã): kết cấu đường bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng (mặt đường rộng 3,5 m, nền đường rộng 5,5 m); các cầu được đầu tư xây dựng có tải trọng thiết kế tương đương đồn xe 08 tấn, góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân khá thuận lợi.
Cầu, đường trên các tuyến đường xã, xóm ấp: kết cấu đường bê tông cốt thép (chiều rộng mặt đường gồm các loại: 1,0 m, 1,5 m, 2,0 m, 2,5 m, 3,0 m, 3,5 m).
Hệ thống cống thốt nước xun đường GTNT phục vụ ni trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp được đầu tư cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với quy mô và tải trọng đường GTNT (sử dụng nhiều loại ống tùy theo yêu cầu sản xuất và điều kiện nuôi trồng của từng vùng như: ống cống ly tâm, cống hộp bê tông cốt thép, ống nhựa PVC…).
Việc ứng dụng khoa học cơng nghệ mới đã được áp dụng thí điểm ở một số tuyến đường GTNT xóm ấp như: DZ33, nhũ tương, bê tông nhựa cacbon… Tuy nhiên, với nền đất yếu và đường GTNT có tải trọng nhỏ, đầu tư kết cấu mặt đường bê tông cốt thép là phù hợp nhất.
2.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế:
Ở một số địa phương ven biển, do điều kiện tự nhiên triều cường thường dâng cao gây ảnh hưởng đến chất lượng của cơng trình; sau một thời gian dài khai thác sử dụng nên cơng trình xuống cấp phải đầu tư nâng cấp, sửa chữa gây tốn kém cho việc đầu tư.
Quy mô đầu tư hạ tầng GTNT còn hạn chế, chưa đồng nhất (hầu hết mặt đường chỉ rộng từ 1,2m – 2m) do nguồn ngân sách tỉnh, huyện còn hạn hẹp; việc huy động vốn trong dân gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư cơng trình cao. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng đường GTNT phải gắn liền với yêu cầu xây dựng nông thôn mới (cấp đường, nền đường phải đạt chuẩn), dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn, vượt ngoài khả năng cân đối ngân sách địa phương, trong khi việc huy động nhân dân đóng góp lại càng khó khăn hơn, người dân một số vùng khó có khả năng đóng góp (đặc biệt là tại các xã nghèo, vùng khó khăn).
Các xã đều hồn thành quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, trong đó có quy hoạch hạ tầng GTNT. Tuy nhiên, việc quy hoạch trên là riêng lẻ, thiếu đồng bộ, chưa gắn kết với các xã với nhau, chưa mang tính định hướng lâu dài trong xây dựng và phát triển GTNT.
Do việc xây dựng đường GTNT khơng thực hiện bồi hồn đất mà chủ yếu do nhân dân hiến đất, nên các tuyến đường xây dựng khó đạt yêu cầu kỹ thuật (nhiều
đường cong, bán kính cong nhỏ, sát mép bờ sơng, đấu nối chưa đảm bảo an tồn giao thơng…).
Cơng tác vận động nhân dân đóng góp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” còn gặp trở ngại, một số xã vùng sâu người dân cịn khó khăn
nên rất khó vận động dân đóng góp kinh phí đầu tư, các địa phương chỉ có thể vận động thực hiện một số cơng trình có quy mơ nhỏ, kinh phí đầu tư khơng lớn, những nơi cơng trình đi qua vùng dân cư thưa thớt, càng khó thực hiện hơn.
Cơng tác quản lý và cơ chế chính sách phát triển GTNT cũng cịn có những điểm chưa phù hợp. Mơ hình và năng lực quản lý GTNT của cấp huyện và cấp xã cần được tiếp tục kiện toàn và nâng cao. Mặc dù, trong giai đoạn vừa qua với chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển GTNT, hệ thống GTNT đã có bước phát triển khá mạnh, song cũng đã đến lúc cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình và địi hỏi của giai đoạn phát triển mới.
Một số địa phương chưa tích cực vận động nhân dân, huy động lực lượng thanh niên tại địa phương tham gia công tác duy tu, sửa chữa, duy trì tuổi thọ và đảm bảo điều kiện khai thác tốt của cơng trình.
Mặc dù mạng lưới GTNT phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh, nhưng cũng đang còn rất nhiều thách thức trước ngưỡng cửa của sự phát triển và đòi hỏi những vấn đề cần phải được giải quyết, như sự chưa cân đối phù hợp giữa nguồn vốn cho đầu tư phát triển và cho bảo trì hạ tầng GTNT, đặc biệt thiếu vốn cho các vùng nơng thơn đang cịn trong tình trạng khó khăn, nghèo nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn trong các dự án đầu tư GTNT cũng còn phải xem xét thêm về hiệu quả, do cịn có lãng phí.
2.3.2.3. Nguyên nhân:
Do điều kiện tự nhiên của tỉnh Cà Mau, kết cấu địa chất do phù sa bồi đắp nên nền đất yếu và nhiều kênh, rạch, sơng ngịi chằng chịt, triều cường lên xuống
nhanh cùng với phương tiện thủy gắn động cơ (canô, xuồng, vỏ gắn máy xe) lưu thông nên gây sụt lún các cơng trình GTNT xây dựng ven sơng, kênh, rạch.
Một số địa phương do phải chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm, ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch hạ tầng giao thơng. Việc lựa chọn xác định vị trí cầu GTNT ban đầu cịn thiếu sót, chưa hợp lý phải điều chỉnh nhiều lần, mất nhiều thời gian. Một số cầu GTNT đấu nối tuyến này với tuyến khác chưa hợp lý, chưa đảm bảo an tồn giao thơng; một số chủ đầu tư khơng có thỏa thuận đấu nối với đơn vị quản lý các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.
Một số địa phương trong tỉnh chưa có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng hạ tầng GTNT nên nguồn lực huy động được còn thấp, nhân dân chưa chủ động tham gia đóng góp. Huy động vốn đóng góp của nhân dân giữa các địa phương khơng đồng đều (có xã huy động tỷ lệ dân đóng góp 20%, có xã 30%, 40%...) dẫn đến sự so bì giữa người dân với nhau.
Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống GTNT còn nhiều bất cập, việc quản lý hệ thống GTNT hiện nay chưa có một mơ hình quản lý thống nhất nên còn hạn chế trong quản lý nhà nước; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chun mơn quản lý hạ tầng GTNT.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng đường GTNT mới được áp dụng thí điểm ở quy mơ nhỏ, chưa nhân rộng để nâng cao chất lượng, kéo dài tuổi thọ kết cấu hạ tầng GTNT.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TẠI TỈNH CÀ MAU. DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TẠI TỈNH CÀ MAU.
Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ NSNN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT, Nhà nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự tốn, lựa chọn nhà thầu, thi cơng xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình đưa vào khai thác sử dụng.
2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT: xây dựng hạ tầng GTNT:
2.4.1.1. Kết quả đạt được trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư:
Trên cơ sở định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt phân bổ cho từng dự án xây dựng hạ tầng GTNT theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công.
Trong quá trình xét duyệt kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, chủ trương khơng bố trí cho các dự án mới chưa đủ thủ tục đầu tư và chưa đáp ứng điều kiện về thời