KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.6. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT

KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT.

1.6.1. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang:

Tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng “Đề án Bê tơng hóa đường GTNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2015”. Mục tiêu từ năm 2011 đến năm 2015, đầu tư 2.183,88 km /3.525,37 km đường GTNT, với cơ chế ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền mua và vận chuyển xi măng, ống cống đến thôn bản, tổ nhân dân và 02 triệu đồng/km phục vụ cơng tác quản lý đầu tư. Ngồi các khoản kinh phí trên, nhân dân tự nguyện hiến đất, đóng góp vật liệu, nhân cơng, máy móc và các chi phí khác thực hiện thi công. Kết quả sau 05 năm thực hiện đã bê tơng hóa đạt 2.367 km, vượt chỉ tiêu của Đề án.

1.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp:

Tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều mơ hình xây dựng GTNT hiệu quả như sự tham gia vào việc phát triển GTNT của các tổ chức xã hội, điển hình như Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh Đồng Tháp, Chi hội Khoa học kỹ thuật cầu đường thành phố Sa Đéc đã chủ động huy động vốn, vận động sự giúp đỡ của những người có kỹ thuật tham gia thiết kế và thi cơng, phối hợp với chính quyền vận động nhân dân hiến đất, đóng góp lương thực thực phẩm phục vụ thi công.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTNT của các tỉnh nêu trên, cho thấy muốn thúc đẩy nông thôn phát triển nhất thiết phải xây dựng

cơ sở hạ tầng và trên hết phải có một mạng lưới đường GTNT phát triển hợp lý mới có khả năng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:

Thứ nhất, muốn phát triển nông thôn nhất định phải xây dựng cơ sở hạ tầng và trên hết phải có một hệ thống mạng lưới hạ tầng GTNT phát triển hợp lý với khả năng phát triển của từng vùng, từng địa phương.

Thứ hai, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT, dưới sự tổ chức của UBND xã, huyện, nhân dân mỗi làng, xã góp sức và vật chất, tiền của để xây dựng GTNT.

Thứ ba, trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn thì việc đầu tư xây dựng nhiều đường tiêu chuẩn cấp thấp phục vụ đi lại sản xuất sau đó sẽ nâng cấp, mở rộng. Mở rộng phong trào xây dựng GTNT sang tất cả các thành phần kinh tế, chủ thể trong xã hội.

Kết luận Chương 1.

Nội dung Chương 1 đã nêu khái quát cơ sở lý luận về đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT; trong đó đã đề cập đến khái niệm và đặc điểm của kết cấu hạ tầng GTNT, phân tích vai trị của đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, khái quát nguồn vốn đầu tư, nội dung đầu tư, quy trình đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT; đồng thời đã đề cập kinh nghiệm của một số tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)