CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY

XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT.

1.5.1. Chiến lược, Quy hoạch, Đề án phát triển kết cấu hạ tầng GTNT:

Chiến lược, Quy hoạch là một công cụ để quản lý sự phát triển của đất nước, thể hiện tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ.

Để có thể đầu tư một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thống nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai, phải

có Chiến lược, Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và Chiến lược, Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng nói riêng; Chiến lược, Quy hoạch thể hiện quan điểm, mục tiêu, định hướng và xác định nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng thời là căn cứ để lập các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các Chiến lược, Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thơng nói chung và hạ tầng GTNT nói riêng cần phải triển khai lập Đề án xây dựng mạng lưới GTNT để triển khai thực hiện.

1.5.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Nền kinh tế phát triển là điều kiện để tăng tốc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và hạ tầng giao thơng, hạ tầng GTNT nói riêng. Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, Nhà nước phải đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, trong đó khu vực nơng thơn có vai trị rất quan trọng, đối với Việt Nam đây là khu vực sinh sống của trên 70% dân số và là nguồn cung cấp chủ yếu các mặt hàng nơng sản, thủy sản, trái cây… cho tồn bộ nền kinh tế trong nước cũng như phục vụ cho xuất khẩu nên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ngoài đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng lớn của đất nước như: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, đường quốc lộ, đường tỉnh, cảng biển; cần thiết phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTNT kết nối với các cơng trình hạ tầng giao thơng lớn để đảm bảo tính kết nối và lưu thơng thơng suốt, từ đó sẽ góp phần hạ giá thành chi phí vận chuyển hàng hóa, tác động trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và của mỗi địa phương.

1.5.3. Nguồn thu ngân sách nhà nước:

Nguồn thu từ ngân sách nhà nước dùng để chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Trong đó chi cho đầu tư phát triển là khoản chi quan trọng góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Để có thể triển khai đầu tư các cơng trình hạ tầng GTNT theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, cần phải xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư. Khả năng cân đối vốn đầu tư phát triển phụ thuộc vào nguồn thu của ngân sách; nguồn thu ngân sách càng cao ngoài nhiệm vụ đảm bảo chi thường xuyên, chi trả nợ vay và trả lãi, sẽ tăng chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và hạ tầng GTNT nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)