Hạn chế trong công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51)

7. Kết cấu của Luận văn:

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY DỰNG

2.4.2.2. Hạn chế trong công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tư:

Công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, góp phần đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của các dự án, đẩy nhanh tiến độ

thực hiện, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, công tác điều hành kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm cần sớm khắc phục:

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, kế hoạch vốn bố trí cho các dự án ngay từ đầu năm nhưng trong q trình triển khai thực hiện có những dự án có tiến độ thực hiện nhanh và giải ngân hết kế hoạch vốn đã bố trí, có những dự án do vướng mắc trong khâu bồi thường, GPMB hoặc có kiến nghị trong cơng tác đấu thầu dẫn đến tiến độ bị chậm và chưa giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí. Tuy nhiên, việc điều chuyển kế hoạch vốn chỉ thực hiện vào thời điểm cuối năm dẫn đến việc bị động trong điều chuyển vốn qua lại giữa các dự án và làm cho tỷ lệ giải ngân vốn thấp, đôi khi một số dự án phải kết dư kế hoạch vốn năm kế hoạch chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư các dự án hạ tầng GTNT những chưa cân đối được nguồn vốn, để chủ động khi có nguồn vốn triển khai thực hiện, UBND tỉnh thơng qua HĐND tỉnh và quyết định giao kế hoạch vốn cho các dự án từ nguồn khai thác quỹ đất, nguồn vượt thu ngân sách theo đúng Luật NSNN. Thực tế quản lý trong nhiều năm qua cho thấy, mặc dù một số dự án được giao kế hoạch vốn ngay từ đầu năm từ nguồn khai thác quỹ đất, nguồn vượt thu ngân sách (chỉ triển khai thực hiện khi được thông báo kế hoạch vốn) nhưng do nguồn thu từ khai thác từ quỹ đất không đạt kế hoạch hoặc số thu khơng đạt dự tốn (khơng có nguồn tăng thu) nên các dự án đã được bố trí vốn khơng triển khai được.

2.4.2.3. Hạn chế trong cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư:

Cơng tác kiểm sốt thanh toán vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã góp phần tăng cường hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN, sớm đưa các dự án vào khai thác sử dụng, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát vốn đầu tư từ NSNN đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT cịn có một số tồn tại, cần có biện pháp khắc phục:

Số dư tạm ứng vốn đầu tư cịn lớn. Mặc dù Kho bạc Nhà nước có hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư thanh tốn tạm ứng, nhưng diễn biến hồn tạm ứng vốn đầu tư vẫn chưa có những chuyển động tích cực, gây khó khăn trong cơng tác quyết tốn chi đầu tư từ NSNN.

Qua thực tế, việc chậm hoàn tạm ứng do một số nguyên nhân: đa số chủ đầu tư cịn cầu tồn trong hồn tạm ứng, chờ thực hiện đầy đủ dự toán (ngại phải thực hiện thủ tục nhiều lần) mới đề nghị hoàn ứng một lần; một số chủ đầu tư chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc hồn tạm ứng; có dự án khơng hạch toán cụ thể các khoản tạm ứng…

2.4.2.4. Hạn chế trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư:

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư từ NSNN đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT nhưng cũng còn những hạn chế như: khối lượng dự án tồn đọng chưa quyết tốn vốn đầu tư cịn lớn do đa số dự án hạ tầng GTNT là các dự án quy mô nhỏ, nhiều đơn vị làm chủ đầu tư, q trình tổng hợp chứng từ quyết tốn chưa được chủ đầu tư cũng như đơn vị thi cơng tích cực thực hiện nên cơng tác quyết tốn cịn chậm so với yêu cầu.

2.5. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TỪ NSNN ĐỐI VỚI XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.

2.5.1. Các Quy hoạch, Đề án liên quan đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT:

Trên cơ sở Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 đã được Bộ Giao thơng vận tải phê duyệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai lập, phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020, Đề án xây dựng mạng lưới GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 đồng thời lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh.

Các quy hoạch, đề án xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau được phê duyệt đã bám sát mục tiêu, định hướng phát triển GTNT trong các Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTNT của quốc gia. Đây là cơ sở để triển khai lập, phê duyệt các dự án hạ tầng GTNT đồng thời cân đối, phân bổ các nguồn vốn đầu tư từ NSNN và huy động các nguồn lực của xã hội để xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn vừa qua.

2.5.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm, với tốc độ tăng trưởng này đã tạo nguồn lực quan trọng cả về NSNN cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT (nguồn thu ngân sách tăng lên, tổng vốn đầu tư phân bổ cho đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung và hạ tầng GTNT cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế); đồng thời số lượng doanh nghiệp tăng và quy mô phát triển nhanh, thu nhập của người dân ở nông thôn tăng lên nên cũng là nguồn lực quan trọng đóng góp cho xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT của tỉnh.

2.5.3. Nguồn thu ngân sách nhà nước:

Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt 22.278 tỷ đồng (trong đó: năm 2011 thu 4.971 tỷ đồng, năm 2012 thu 5.700 tỷ đồng, năm 2013 thu 4.446 tỷ đồng, năm 2014 thu 3.294 tỷ đồng, năm 2015 thu 3.867 tỷ đồng).

Từ nguồn thu ngân sách nhà nước, tỉnh Cà Mau xây dựng dự toán chi ngân sách, cân đối chi đầu tư từ ngân sách địa phương cho đầu tư kết cấu hạ tầng GTNT đạt 970,23 tỷ đồng, bằng 40,5% tổng vốn đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực giao thông vận tải (2.390,956 tỷ đồng) và bằng 10,1% tổng vốn đầu tư từ NSNN cho tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015, với nguồn thu ngân sách nhà nước nêu trên, cân đối để chi đầu tư kết cấu hạ tầng GTNT giai đoạn 2011 – 2015 đáp ứng khoảng 60% nhu cầu đầu tư.

2.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CỦA CHI TIÊU CÔNG VÀO XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU. KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.

2.6.1. Kết quả về năng lực tăng thêm của hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT: GTNT:

Sau 05 năm (2011 – 2015) tập trung đầu tư xây dựng, năng lực kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tăng lên nhanh chóng, kết quả đạt được như sau:

Trong giai đoạn này, hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau tăng thêm 2.845,46 km chiều dài đường GTNT, 1.588 cầu GTNT và 121 bến phà ngang sông xây dựng mới; nâng cấp, mở rộng 239 km đường GTNT và cải tạo, sửa chữa 210 cầu GTNT (nhiều gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 và gấp 2,69 lần so với giai đoạn 2001 – 2005) và có thêm 25 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã (đến cuối năm 2010 chỉ có 51 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 63%; đến cuối năm 2015 có 76 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đạt tỷ lệ 93%), góp phần kết nối các điểm dân cư, trường học, trạm y tế xã, hình thành các đơ thị nhỏ tại các trung tâm xã.

Đến cuối năm 2015, có 19/82 xã của tỉnh Cà Mau (tỷ lệ 23% so với thời điểm cuối năm 2010 chưa có xã nào đạt) đạt tiêu chí Giao thơng trong Bộ Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới (100% km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa; 50% km đường trục thơn xóm được cứng hóa; 100% km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa; 50% km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện).

2.6.2. Kết quả về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt 2.638,680 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư từ NSNN là 1.866,650 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 70,74% và vốn đóng góp của nhân dân, huy động xã hội 772,030 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,26%).

Tổng vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT chiếm 78% vốn đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực giao thông vận tải (1.866,650 tỷ đồng/2.390,956 tỷ đồng) và chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Cà Mau (1.866,650 tỷ đồng/9.593,396 tỷ đồng) trong giai đoạn 2011 – 2015. Bình quân vốn đầu tư từ NSNN để đầu tư 01 km đường GTNT (gồm xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng và các cầu trên tuyến) khoảng 605 triệu đồng.

2.6.3. Hiệu quả về kinh tế - xã hội:

Quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn. Cùng với các cơ sở hạ tầng nơng thơn khác, q trình đầu tư mạnh mẽ từ NSNN, của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp đã làm thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn Cà Mau; giao thương, trao đổi hàng hóa tăng nhanh; đời sống người dân từng bước được cải thiện do hạ tầng GTNT được đầu tư kết nối từ thành thị đến nông thôn; người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các lạoi hình giải trí khác so với trước khi hạ tầng GTNT được đầu tư (trước đây lưu thông của người dân ở vùng nông thôn đa số phụ thuộc vào đường thủy, thời gian di chuyển lâu rất mất thời gian và tốn nhiều chi phí nhiên liệu, nhiều vùng để đi lại còn phải phụ thuộc vào thủy triều).

Hạ tầng GTNT phát triển cũng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nơng thơn, do có hạ tầng GTNT nên người dân dễ dàng tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất với nhau, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc thu mua sản phẩm ngay tại nơi sản xuất (không phải vận chuyển bằng đường thủy đến tận nhà máy chế biến như trước đây, vừa mất thời gian, chi phí vận chuyển, hao hụt sản phẩm, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm thấp hơn so với hiện nay); trong giai đoạn 2011 – 2015 năng suất lúa của tỉnh Cà Mau tăng bình qn 7,3%/năm, năng suất ni trồng thủy sản tăng bình qn 5,2%/năm, kết quả này có phần đóng góp gián tiếp của kết cấu hạ tầng GTNT được đầu tư trong cùng giai đoạn.

Hạ tầng GTNT phát triển ngồi việc thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển cũng góp phần phát triển các cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp hình thành tại trung tâm các xã sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân; đồng thời các ngành dịch vụ cũng phát triển nhanh như thương mại, xây dựng, vận tải, kinh doanh và sửa chữa xe gắn máy… Tổng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 11,1%/năm, trong đó khu vực nơng thơn có đóng góp đáng kể.

Đánh giá chung, hạ tầng GTNT phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, các ngành kinh tế tăng trưởng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn (tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2015 giảm còn 3,56% so với tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 là 12,14%).

Kết luận Chương 2.

Thực trạng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015 đã được ưu tiên tập trung đầu tư, số km đường GTNT được đầu tư tăng thêm cao hơn so với các giai đoạn trước, đã đóng góp quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình đầu tư cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn như: tỷ lệ nhựa hóa đối với hệ thống đường huyện chỉ mới đạt 64,5%, tỷ lệ cứng hóa đối với đường xã, ấp, xóm mới đạt 29,7%, quy mô đầu tư chưa đồng nhất, chất lượng quy hoạch còn hạn chế, vận động nhân dân tham gia đóng góp chưa đảm bảo tính cơng bằng giữa các địa phương, công tác bảo trì hạ tầng GTNT cịn nhiều bất cập, công tác quản lý và cơ chế chính sách phát triển GTNT cũng cịn có những điểm chưa phù hợp, cần được chấn chỉnh. Để từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên trong đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới cần có những giải pháp, chính sách áp dụng phù hợp với

điều kiện thực tế của từng khu vực, từng địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư từ NSNN đối với xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020. TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020.

3.1.1. Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng GTNT:

GTNT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống GTNT phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương; phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển GTNT một cách bền vững, tạo sự gắn kết liên hồn thơng suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường xóm ấp, giữa các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các điểm công nghiệp chế biến, giữa sản xuất – chế biến và tiêu thụ, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng GTNT đến năm 2020:

3.1.2.1. Mục tiêu chung:

Đến năm 2020 cơ bản đảm bảo GTNT thơng suốt trên tồn hệ thống giao thông của tỉnh, phát triển mạng lưới GTNT đến tận các ấp, xóm, mở rộng lịng đường, bê tơng hóa các cầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng, các phương tiện cơ giới có thể lưu thông quanh năm đến trung tâm các xã.

Đối với đường huyện: nối từ huyện đến trung tâm xã, những tuyến đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)