Chương 3 Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành
3.4. Phân tích cụm ngành gốm sứ Bình Dương
3.4.4. Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp
3.4.4.1. Chiến lược và cấu trúc của các doanh nghiệp
Do yếu tố lịch sử, đa phần các doanh nghiệp gốm sứ tại Bình Dương đều thuộc quản lý từ bởi những hộ gia đình gốc Hoa. Theo số liệu từ thị xã Thuận An, thì 95% các cơ sở sản xuất
đều thuộc quản lý của người Hoa trong đó hình thức hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân là hai loại phổ biến nhất tại đây khi chiếm đến 98,2% tổng số các doanh nghiệp (Phịng Cơng nghiệp huyện Thuận An 2012). Chính vì vậy, ngồi các yếu tố thị trường thì các yếu tố đặc thù của dân tộc Hoa lẫn cách thức quản lý dưới hình thức hộ gia đình có tác động khơng nhỏ đến chiến lược và cấu trúc của các doanh nghiệp nơi đây (Ngô Thị Phương Lan, 2006). Với chế độ tổ chức đặc trưng trong truyền thống người Hoa, ranh giới của gia đình và doanh nghiệp khơng có sự phân định rõ ràng (Ngơ Thị Phương Lan, 2006). Ở mỗi cơ sở sản xuất, chức năng của các thành viên trong gia đình có sự chồng chéo, một người có thể kiêm nhiệm các chức năng khác nhau cùng một lúc. Đặc điểm này làm cho người lao động trong gia đình khác biệt so với cơng nhân được chun mơn hóa tại các nhà máy hoặc công ty. Cách thức tổ chức như vậy dẫn đến phân chia thu nhập giữa các thành viên trong doanh nghiệp gia đình dựa trên nguyên tắc phân phối lại (Ngô Thị Phương Lan, 2006). Tất cả các thành viên sẽ đóng góp tạo nên thu nhập chung, sau đó, quản lý tài chính của gia đình - thường phụ nữ, sẽ phân phối lại các nguồn lực trên cơ sở nhu cầu của mỗi người.
Với những đặc thù riêng như vậy, các cơ sở gốm sứ dưới hình thức hộ gia đình có được những ưu thế nhất định trong cạnh tranh. Trước hết, có thể tận dụng được nguồn lực chung của gia đình để có thể tái đầu tư sản xuất, từ đó thúc đẩy hình thành nên những doanh nghiệp lớn hơn. Thứ hai, việc các thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống tạo nên tính gắn kết lâu dài giúp cho cơ sở hoạt động ổn định. Đồng thời, việc trả lương cho các thành viên trong gia đình khơng theo tính thị trường làm cho các doanh nghiệp giảm bớt được gánh nặng chi phí lao động, giúp gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.4.4.2. Tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành
Việc phát triển dựa trên những doanh nhân gốc Hoa đã tạo cho ngành gốm sứ một bản sắc riêng trong đó yếu tố cộng động xã hội là một đặc điểm nổi bật. Bên cạnh vai trị của vốn tài chính thì vốn xã hội đóng vai trị quan trọng cho sự thành công của các doanh nhân nơi đây, nó được hình thành dựa trên những mạng lưới xã hội thông qua các cộng đồng hiệp hội khác nhau (Nguyễn Cơng Võ, 1992). Bên cạnh đó, sản xuất gốm sứ, thủ cơng mỹ nghệ nói chung cịn có một sự hợp tác chặt chẽ trong ranh giới nhất định. Hợp tác chặt chẽ này thể hiện qua truyền thống trong giữ gìn bí mật kỹ thuật trong phạm vi gia đình, dịng họ, làng hoặc thiết lập ranh giới nhất định chống lại các xâm nhập từ bên ngoài (Bùi Văn Vương, 2002).
Tuy nhiên, qua thời gian các đặc điểm vốn xã hội dần có phần mờ nhạt trong cộng đồng sản xuất gốm Bình Dương. Điều này xuất phát từ sự tăng tốc độ hội nhập của người Hoa vào cộng đồng người Việt do ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách của nhà nước lẫn tình trạng chế độ nội hôn trong cộng đồng người Hoa không cịn phổ biến (Ngơ Thị Phương Lan, 2006). Mối liên kết dựa trên các kiến thức cơng nghệ bí mật cũng khơng cịn mang nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy tính liên kết của các doanh nghiệp. Nếu như trước đây, yếu tố bí mật cơng nghệ được xem là chìa khóa thành cơng cho mỗi lị buộc các cơ sở cố gắng duy trì những bí mật của nghề sản xuất chỉ trong nội bộ các thế hệ gia đình, thì ngày nay, với sự hội nhập và phát triển về cơng nghệ các kiến thức có sẵn đã làm cho các bí mật khơng cịn là yếu tố quyết định. Điều này dẫn đến việc vốn xã hội ngày một suy yếu và đánh mất vai trị thay vào đó là yếu tố lịng tin, những lị có uy tín sẽ có được lợi ích so với các doanh nghiệp khác. Do vậy, các nhóm kinh doanh dựa trên những mối quan hệ xã hội lỏng lẽo buộc các doanh nghiệp chỉ hướng lợi ích của mình đến các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè thân thiết (Ngô Thị Phương Lan, 2006).
3.4.4.3. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cụm ngành
Ngành gốm sứ Bình Dương đã được chứng kiến một giai đoạn gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ từ sau công cuộc đổi mới. Với việc mở cửa hội nhập thế giới làm cho các cơ sở sản xuất trong vùng tiếp cận được với thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, sự bùng nổ về số lượng trong khi nhu cầu dần đạt bảo hòa kéo theo thị phần của mỗi doanh nghiệp ngày một thu hẹp. Trong khi đó, do phụ thuộc vào các công ty thương mại đã buộc một số doanh nghiệp phải chấp nhận bán sản phẩm với giá thấp hơn so với giá chung tạo nên hình thức “bán phá giá” giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành (Ngơ Thị Phương Lan, 2006). Điều này hồn tồn trái ngược so với trước đây và cũng là minh chứng cho việc suy giảm của yếu tố vốn xã hội. Từ những thức tế như vậy có thể thấy cụm ngành đang phải đối mặt với thách thức rất lớn trong một cuộc đua cạnh tranh về giá và có nguy cơ kéo các doanh nghiệp xuống đáy trong cuộc chơi tồn cầu.
Để thốt khỏi nguy cơ cạnh tranh dựa trên yếu tố giá cả thì doanh nghiệp phải có đủ năng lực tạo dựng sự khác biệt, tuy nhiên yếu tố này của cụm ngành vẫn còn rất yếu. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 40%17 các doanh nghiệp nhận định rằng các sản phẩm của mình
làm ra giống hoặc gần giống với các sản phẩm khác và chỉ có 15%18 các doanh nghiệp sử dụng chiến lược cạnh tranh dựa trên thiết kế các sản phẩm. Qua đó có thể thấy sự yếu kém trong năng lực nghiên cứu đổi mới và phát triển của cụm ngành.
Đối với các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng yếu tố khác biệt thì chiến lược thực hiện cũng chưa hiệu quả. Theo Moon (2011) có hai chiến lược cạnh tranh phổ biến mà các doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt có thể theo đuổi là “mở rộng theo phép cộng” - thông qua việc tăng cường các chức năng cho các sản phẩm sẵn có; và chiến lược “mở rộng theo phép nhân” - nhằm cung cấp những phiên bản đặc biệt cho những phân nhóm khách hàng khác nhau. Đối với ngành gốm sứ Bình Dương, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn “mở rộng theo phép cộng”. Đối với chiến lược “mở rộng theo phép nhân” chỉ có rất ít doanh nghiệp có thể thực hiện được, như trường hợp của Minh Long và Cường Phát mở rộng ra các dòng sản phẩm Horeca nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của ngành nhà hàng khách sạn. Phân tích cho thấy sức sáng tạo trong cụm ngành vẫn còn yếu nhưng cũng thấy được rằng ngành hàng chưa đạt mức độ bão hòa tạo dư địa cho các doanh nghiệp mới tham gia.
Những bất ổn trong chiến lược cạnh tranh xuất phát từ nguyên nhân do cụm ngành chỉ chủ trọng thực hiện công đoạn gia công các sản phẩm, năng lực nghiên cứu phát triển gặp nhiều hạn chế. Do đó, doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại do thiếu đi một đội ngũ thiết kế có tay nghề cao, có khả năng thấu hiểu được thị trường. Đồng thời, do ngành nghề chủ yếu được thực hiện bằng thủ công, chưa được hiện đại hóa nhiều nên thời gian đào tạo cho kiểu dáng mới trung bình lên đến 2 tuần19 làm cho chi phí nhân cơng thực hiện kiểu dáng mới là rất lớn. Nếu như có thể đầu tư máy móc tự động hóa tốt hơn thì sẽ rút ngắn được thời gian cũng như chi phí cho việc đào tạo mới, qua đó giúp cho doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất, có điều kiện tập trung nguồn lực gia tăng phát triển các dòng sản phẩm mới.
3.4.4.4. Vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo Robinson & Acemoglu (2012) thì đổi mới chính là động cơ của đột phá cơng nghệ, từ đó thúc đẩy áp dụng những cơng nghệ mới và tiếp thêm nguồn cảm hứng cho những phát minh, sáng chế. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu họ được bảo vệ quyền sở hữu ý tưởng và
18 Phụ lục 3 - Bảng 2-1
có thể sử dụng nó để có thể gia tăng thêm thu nhập. Đối với ngành gốm sứ Bình Dương thì tình trạng làm nhái, ăn cắp kiểu dáng công nghiệp trở nên rất phức tạp, theo ơng Vương Siêu Tín, giám đốc Cơng ty gốm sứ Phước Dũ Long (Bình Dương), những mẫu bị ăn cắp thường chỉ sau một năm là trở thành mẫu chung của thị trường, rất ít người chuộng. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp điều không đủ nguồn lực để theo đuổi bảo vệ kiểu dáng sản phẩm dẫn đến tình trạng lấy cấp kiểu dáng tràn lan. Do đó, việc phát triển sản phẩm mới giờ không được bảo hộ tốt sẽ dẫn đến hiện tượng người ăn theo (free rider) làm triệt tiêu đi động lực cho các doanh nghiệp đầu tư thực hiện.
Mặc dù tại Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ đã ra đời vào năm 2005 nhưng khả năng thực thi lại rất thấp. Trên thực tế để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp thì địi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một nguồn lực rất lớn và kéo dài. Khi đó, doanh nghiệp phải có được đội ngũ nhân viên có trình độ để xây dựng hồ sơ đăng ký và trải qua quy trình nhiều bước. Bắt đầu bằng việc xem xét đơn xin đăng ký, trải qua các giai đoạn thẩm định về hình thức trong vịng 1 tháng đến giai đoạn thẩm định nội dung đến 7 tháng. Đó là chưa kể trong trường hợp có những rắc rối phát sinh diễn ra thì doanh nghiệp phải thực hiện lại các bước trên. Chính vì lẽ đó, thống kê số lượng bằng sáng chế và đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp ngành gốm sứ Bình Dương cho thấy thấy số lượng đăng ký vẫn còn rất khiêm tốn (Biểu đồ 3-8). Điều này một phần đến từ hạn chế trong năng lực nghiên cứu nhưng cũng không thể phủ nhận những khó khăn trong các vấn đề đăng ký đối với mỗi doanh nghiệp
Biểu đồ 3-8. Thống kê số lượng bằng sáng chế và kiểu dáng cơng nghiệp ngành gốm sứ Bình Dương (2003 - 2015)
Nguồn: Thư viện số về Sở Hữu Công Nghiệp (IP LIB)(2016)
1 2 1 3 9 29 4 9 12 5 3 5 4 6 4 5 0 5 10 15 20 25 30 35 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng bằ ng Năm
Quy trình đăng ký phức tạp là vậy quy trình bảo hộ lại càng kém hiệu quả. Bằng chứng là số vụ được giải quyết ở tịa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính. Trong khi đó, các quy định thiếu rõ ràng làm cho việc áp dụng các chế tài thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách q mức (Trần Thanh Lâm, 2010).
Theo ông Vũ Thế Liêm, thư ký Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương, cho rằng nên rút ngắn thời gian và quy trình cấp giấy chứng nhận mẫu mã độc quyền, vì thời gian cấp giấy chứng nhận như hiện nay là quá lâu. “Chỉ trong vòng hai tháng, các đơn vị ăn cắp mẫu đã cho ra sản phẩm hàng loạt, nên sau 18 tháng mới cầm chứng nhận độc quyền thì gần như mất thị trường. Chưa kể quy trình kiện cáo khi có vi phạm bản quyền lịng vịng, tốn thời gian” (Nguyễn Trí, 2014)
Qua đó có thể thấy, việc bảo hộ cịn kém dẫn đến các doanh nghiệp mất dần đi sức sáng tạo mà chỉ theo đuổi chiến lược làm nhái và ăn cắp kiếu dáng. Các doanh nghiệp vì lo sợ mất kiểu dáng độc quyền mà hạn chế đưa các sản phẩm lên Internet là một kênh tiếp thị hiệu quả và chi phí thấp. Trong khi đó, sự khác biệt lại là yếu tố đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp nếu phát huy tốt. Theo ông Vương Siêu Tín, giám đốc Cơng ty gốm sứ Phước Dũ Long (Bình Dương), “Cùng một giá thành sản xuất nhưng mẫu gốm sứ mới, độc quyền hiệu quả sẽ mang về lợi nhuận cao hơn 20-30% so với mẫu cũ” (Nguyễn Trí, 2014). Điều này đang là một trở lực lớn cho năng năng lực cải tiến và nâng cấp của cụm ngành.