Tiềm năng nguồn nguyên liệu đất tại Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 82 - 83)

Dựa trên nghiên cứu Nghiên cứu ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương quá trình phát triển và bảo

tồn vào của Nguyễn Văn Thủy (2010) cho thấy sự phân bổ các kiểu mỏ và chất lượng cao lanh các

nhà địa chất đánh giá tiềm năng các mỏ cao lanh theo từng vùng, cụ thể ở tình Bình Dương cao lanh phân bố ở 4 vùng khai thác như sau:

Vùng Bến Cát – Chánh lưu thuộc huyện Bến Cát: Các mỏ ở đây thuộc kiểu cao lanh trong vỏ

phong hóa các đá trầm tích Neogen – Đệ Tứ. Trong vùng đã phát hiện có 7 mỏ với chất lượng khá tốt, tổng tài nguyên dự báo (R) đạt 63,6 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất (Qđc) đạt 20,6 triệu tấn, có quy mơ từ vừa đến lớn, phân bổ rải rác, kéo dài trên 10km, đây là vùng có triển vọng cao lanh thuộc loại lớn.

Vùng Tân Uyên – Đất Cuốc thuộc huyện Tân Uyên: đã phát hiện 10 điểm có quy mơ từ nhỏ đến

lớn, chất lượng cao lanh khá tốt. đây là vùng có quy mơ tài ngun dự báo lớn với tổng tài nguyên dự báo (R) đạt 125 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất (Qđc) đạt 31,1 triệu tấn. Cao lanh ở đây năm trong vỏ phong hóa các đá trầm tích Jura và các trầm tích Neogen – Đệ Tứ. Các thân khống nằm dọc theo sườn thoải của thung lũng suối khe rãnh, rộng từ vài trăm mét và kéo dài liên tực từ vài trăm mét đến 1/2 km.

Vùng Thủ Dầu Một – Thuận An: ghi nhận có 6 điểm với quy mơ từ vừa đến lớn, có chất lượng

cao lanh khá tốt, thuộc kiểu cao lanh trong vỏ phong hóa sialit các đá trầm tích Neogen – Đệ Tứ. Các mỏ này kéo dài thành dải không liên tục trên 10km và nối với dải Bến cát – Chánh Lưu nằm dọc theo sườn thoải thuộc bờ trái thung lũng sơng Sài Gịn và sơng Thị Tính. Tổng tài ngun dự ab1o (R) đạt 125 triệu tấn, với trữ lượng địa chất (Qđc) đạt 67 triệu tấn, vùng nguyên liệu cao lanh ở đây khá lớn.

Vùng Tân Hòa – Tân Phước Khánh thuộc huyện Tân Uyên: Các thân khoáng ở đây nằm dọc

theo sườn thoải hai bên bờ thung lũng suối Cái phân bố trên một độ dài không liên tục khoảng 10km. Có ba điểm được ghi nhận với quy mô nhỏ đến vừa thuộc kiểu mỏ cao lanh trong vỏ phong hóa các đá trầm tícch Neogen – Đệ Tứ. Chất lượng cao lanh ở đây thuộc loại trung bình đến tốt. Tổng tài nguyên dự báo (R) đạt gần 5 triệu tấn. Ba điểm này được xem là loại trung bình nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)