Theo Phí Ngọc Tuyến (2013) những làng nghề gốm đã xuất hiện tại Bình Dương vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Trong đó, ba làng nghề nổi tiếng vẫn cịn tồn tại cho đến ngày nay là gốm Lái Thiêu, Tân Phước Khánh và Chánh Nghĩa.
Làng gốm Lái Thiêu xuất hiện vào những năm giữa thế kỷ XIX bởi những thương nhân người Hoa
gốc Phúc Kiến tới nơi đây lập nghiệp. Bằng những kinh nghiệm sẵn có với những điều kiện thuận lợi về nguồn ngun liệu đã sớm hình thành nên những lị sản xuất các sản phẩm: lu, khạp, hũ, nồi và siêu đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày. Đặc biệt những dòng sản phẩm nơi đây mang đậm dấu ấn đặc trưng với nước men đen và da lươn.
Làng gốm Tân Phước Khánh (Tân Khánh) là một trong những làng gốm có lịch sử lâu đời và
được xem là cái nơi của gốm sứ Bình Dương (Nguyễn An Dương, 1992), được hình thành bởi những nhóm người chống triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) bị đàn áp và chạy sang Việt Nam định cư tại nơi đây. Chính bởi vậy, các sản phẩm mang dấu ấn của dịng gốm Quảng Đơng với nhiều màu sắc hoa văn đa dạng của những sản phẩm chủ yếu như đôn voi, bộ bàn ghế đơn voi, chậu kiểng, bình bơng, tượng và chén dĩa các loại.
Làng gốm Chánh Nghĩa mang dấu ấn của trường phái Triều Châu với những sản phẩm đặc trưng
cho đời sống hàng ngày như chén, dĩa, tơ, bình trà với nước men trắng mà một số ít màu khác như vàng và xanh. Dần dần, làng gốm nơi đây được mở rộng và sản xuất nhiều sản phẩm mang dấu ấn của cả ba trường phái.
Phụ lục 6. Tỷ trọng các nhà sản xuất gốm sứ lớn tại Việt Nam (2012)
Gốm sứ Bình Dương 41% Gốm sứ Hải Dương 3% Gốm sứ Bát Tràng 9% Gốm sứ Thái Bình 6% Các nhà sản xuất cơng nghiệp 28% Khác 13%
Phụ lục 7. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn
phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Nguồn: Từ quan sát thực địa của tác giả
Phụ lục 8. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn
phường Hưng Định, Thị xã Thuận An (Bình Dương)
Phụ lục 9. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở mua bán gốm sứ trên địa bàn chợ
Lái Thiêu và dọc đại lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An (Bình Dương)
Nguồn: từ quan sát thực địa của tác giả