Tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong tổ chức công thuộc ủy ban nhân dân huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm

2.1.4. Tổ chức công

Tổ chức là một thực thể xã hội hay nhóm người được xây dựng nên một cách có tính tốn rõ ràng nhằm đạt được những mục tiêu đặc thù. Ch ng hạn, công ty, quân đội, trường học, nhà thờ, bệnh viện, v.v. Tổ chức được đặc trưng bởi sự phân công lao động, sự phân bố quyền lực và các trách nhiệm. Những phân bố này khơng hình thành một cách ngẫu nhiên hay theo phong tục tập qn truyền thống, mà hình thành một cách có chủ đích (Etzioni, 1964).

Theo Barnard (1938), thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức.

Rainey và Hal (2009) thì định nghĩa tổ chức là một nhóm người làm việc cùng nhau để theo đuổi một mục đích, thơng qua thu thu thập nguồn lực từ mơi trường. Họ tìm cách chuyển hóa các nguồn lực này thơng qua thực hiện các nhiệm vụ và áp dụng các công nghệ để đạt được hiệu quả cơng việc theo mục đích đề ra và qua đó thu thập thêm nguồn lực. Họ xử lý với nhiều tình huống bấp bênh bất trắc và bất

bình thường gắn liền với các quá trình này bằng cách tổ chức các hoạt động. Việc tổ chức liên quan đến các q trình lãnh đạo, qua đó nhà lãnh đạo hướng dẫn việc triển khai các chiến lược để đạt mục đích và phát triển các cấu trúc và quá trình để hỗ trợ các chiến lược này.

Theo Guralnick (1980), từ công (public) xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là

“người ta” và theo định nghĩa trong từ điển thì nó liên quan đến con người trong một cộng đồng, một quốc gia hay nhà nước.

Theo Benn và Gaus (1983), từ tư n ân (private) xuất phát từ tiếng Latin có

nghĩa là tách rời với Chính phủ, là một vấn đề cá nhân. Sự phân biệt giữa công và tư thường liên quan đến ba yếu tố chính như lợi ích chịu ảnh hưởng (bất kể là lợi ích hay thiệt hại chung hay giới hạn trong phạm vị cá nhân), sự tiếp cận các phương tiện, nguồn lực hay thông tin và yếu tố đại diện (bất kể là một người hay một tổ chức, hành động như một cá nhân hay cả cộng đồng). Các yếu tố này có thể độc lập với nhau và thậm chí trái ngược nhau.

Các khái niệm công và tư khác nhau nên dẫn đến nhiều định nghĩa về tổ chức công cũng khác nhau. Dewey (1927) định nghĩa tổ chức cơng là tổ chức có tác động lớn đến lợi ích cơng. Blau và Scott (1962) thì phân biệt giữa các tổ chức thịnh vượng chung, mang lại lợi ích cho cơng chúng nói chung và các tổ chức doanh nghiệp, làm lợi cho chủ sở hữu. Theo nghiên cứu của Mascarenhas (1989), các tổ chức cơng là các tổ chức Chính phủ, các tổ chức tư nhân là các cơng ty kinh doanh phi Chính phủ.

Trong một nghiên cứu về tổ chức công, Rainey và Hal (2009) định nghĩa tổ chức công là các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước và được tài trợ bằng ngân sách nhà nước. Do đó, Chính phủ có thẩm quyền chỉ đạo và kiểm sốt.

Khái niệm về tổ chức công sử dụng trong nghiên cứu này được dựa theo định nghĩa của Rainey và Hal (2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong tổ chức công thuộc ủy ban nhân dân huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)