Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu chính thức
3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức
Theo Field (2005), mẫu là tập hợp các đối tượng từ tổng thể nghiên cứu được sử dụng để xác định bản chất của tổng thể. Để tiến hành chọn mẫu, nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với nghiên này, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Về kích thước mẫu nghiên cứu, có rất nhiều quan điểm về việc lựa chọn kích thước mẫu. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đa số cho rằng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Đối với phân tích hồi quy bội, theo Hair (1985), thì kích thước mẫu phục vụ cho phân tích hồi quy bội theo cơng thức: n ≥ 104 + m (với n là kích thước mẫu, m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m, nếu m < 5. Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA, Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát trên biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội và kiểm định sự khác nhau đối với từng đối tượng công chức. Đối với phương pháp phân tích hồi quy bội, tác giả có 4 biến độc lập và 2 biến phụ thuộc, do đó kích thước mẫu theo như Hair (1985) là 110. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu theo như Hair và cộng sự (1998) là 130 cho 26 biến quan sát (mỗi biến quan sát cần tối thiểu 5 khảo sát). Do trong nghiên cứu có sử dụng nhiều phương pháp, do đó kích thước mẫu lớn hơn sẽ được chọn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 130.
Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn là 165 công chức hiện đang làm việc tại các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, gồm: 09 cơng chức Phòng Nội vụ, 09 cơng chức Phịng Tài chính – Kế hoạch, 05 công chức Phòng Tư pháp, 10 cơng chức Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 06 cơng chức Phịng Kinh tế - Hạ tầng, 10 cơng chức Phịng Giáo dục và Đào tạo, 03 công chức Phịng Y tế, 08 cơng chức Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội, 08 công chức Phịng Tài ngun và Mơi trường, 05 cơng chức Phịng Văn hóa – Thơng tin,
05 công chức Thanh tra huyện, 15 công chức Văn phòng HĐND và UBND huyện, 11 cơng chức Ban Quản lý Rừng phịng hộ, 04 công chức Trạm Khuyến nông, 05 công chức Ban Quản lý các Cụm Công nghiệp và Làng nghề, 08 công chức Đài Truyền thanh, 10 cơng chức Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao, 11 cơng chức Trung tâm phát triển Quỹ đất, 06 công chức Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng, 07 cơng chức Hạt Giao thơng Cơng chính, 07 cơng chức Nhà máy cấp nước sạch và 03 công chức Hội Chữ thập đỏ.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng gửi bảng khảo sát trực tiếp. Tác giả đến từng tổ chức công vào đầu giờ làm việc buổi sáng để liên hệ và nhờ sự hỗ trợ của người đứng đầu tổ chức, tiến hành phát bảng khảo sát và giải thích trực tiếp cho các cơng chức để nghiên cứu điền vào bảng khảo sát và nhận lại sau 30 phút.