Khung khái niệm về vị trí chiến lược của TPLPs:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ third party logitics và khách hàng (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Khung khái niệm của nghiên cứu:

2.2.1. Khung khái niệm về vị trí chiến lược của TPLPs:

Để đánh giá được mức độ thay đổi trong chính bản thân của TPLPs và vị trí chiến lược của nó trước và sau khi thực hiện dự án đổi mới, tác giả đã sử dụng mơ hình của Hertz & Alfredsson (2003) làm khung khái niệm trong nghiên cứu của mình như hình 2.2. Theo đó các TPLPs được chia ra làm bốn nhóm dựa trên năng lực giải quyết vấn đề của TPLPs và khả năng thích ứng cùng khách hàng, sự phân chia này cho thấy được sự khác biệt giữa các TPLPs dựa trên sự phát triển của khách hàng của họ. Trong ma trận hình 2.2, các TPLPs được phân loại khác nhau từ tương đối cao đến cao ở cả hai chiều của mơ hình với bốn nhóm như bên dưới:

Nhóm 1 là nhóm của các TPLPs cung cấp các dịch vụ cơ bản: Các TPLPs thuộc nhóm này cung cấp các dịch vụ tương đối đơn giản cho khách hàng như cho thuê kho bãi lưu trữ hoặc phân phối.

Nhóm 2 là nhóm của các TPLPs tập trung phát triển các dịch vụ của mình: Các TPLPs thuộc nhóm này cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Mỗi gói dịch vụ này bao gồm nhiều dịch vụ cơ bản gộp lại tạo thành các gói dịch vụ riêng biệt, chúng được kết hợp tùy theo nhu cầu của mỗi khách hàng. Vì vậy, một hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến sẽ làm nền tảng cho việc phát triển các gói dịch vụ này,

22

lúc này TPLPs sẽ tận dụng được lợi ích kinh tế theo quy mô và theo đặc thù của ngành Logistics.

Nhóm 3 là nhóm của các TPLPs thích ứng với nhu cầu của khách hàng: Các TPLPs này đảm trách các hoạt động Logistics hàng ngày của khách hàng, những thứ mà họ làm tốt hơn khách hàng tự làm nhưng các TPLPs này không làm phát triển thêm các dịch vụ này. Đây là các TPLPs được xem như là một phần trong công ty của khách hàng, các hoạt động Logistics của nó chỉ dựa vào một vài khách hàng mà thơi.

Nhóm 4 là nhóm của các TPLPs tích hợp dịch vụ vào khách hàng: Các LSPs này được gọi là “Logistics tích hợp”; “Lead Logistics Providers”, Chúng tích hợp vào tồn bộ hoạt động Logistics của khách hàng, kiểm soát tất cả các hoạt động Logistics của mình và chia sẽ những rủi ro cũng như lợi ích với khách hàng trong việc quản trị hoạt động Logistics. Các TPLPs này thường chỉ gắn với một số lượng hạn chế các khách hàng lớn mà thôi.

Ngày nay theo xu hướng phát triển, các TPLPs có thể theo đuổi chiến lược cùng một lúc cả ba hướng để mở rộng kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao hơn tùy thuộc vào năng lực và chiến lược kinh doanh của LSPs. Khơng có một ranh giới rõ ràng giữa các nhóm vì vậy việc phân nhóm theo hình 2.2 chỉ mang tính chất tương đối.

23

Hình 2.2: Vị trí của các TPLPs tương ứng theo nhóm

Nguồn: Dựa vào nghiên cứu của Hertz & Alfredsson (2003)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ third party logitics và khách hàng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)