Khung khái niệm về mối quan hệ giữa TPLPs & khách hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ third party logitics và khách hàng (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Khung khái niệm của nghiên cứu:

2.2.2. Khung khái niệm về mối quan hệ giữa TPLPs & khách hàng:

Các mối quan hệ giữa các LSPs hoặc giữa LSPs và khách hàng của họ được đặc trưng bởi các điều kiện thỏa thuận trải dài từ các giao dịch đơn lẻ cho đến đối tác chiến lược và liên kết dọc với nhau (Wagner & Sutter, 2012). Để xem xét các mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng của nó trong các tình huống được nghiên cứu, tác giả đã sử dụng khung khái niệm thứ hai mà Wagner & Sutter (2012) đã đưa ra. Theo đó, có năm loại mối quan hệ giữa LSPs và khách hàng của họ theo thứ tự phát triển từ thấp đến cao bao gồm: Giao dịch đơn lẻ (single transaction); Giao dịch lặp lại (repeated transaction); Hợp đồng đối tác (partnership agreement); Hợp đồng TPL (third-party agreement); Hợp đồng dịch vụ Logistics tích hợp (integrated logistics service agreement).

Giao dịch đơn lẻ (Single transaction): Đây là tương tác đầu tiên giữa TPLPs và khách hàng, sự chia sẽ thông tin và kiến thức rất hạn chế. Ở mức độ này, khách hàng đang tìm kiếm một TPLPs để thực hiện các dịch vụ cơ bản như cho thuê kho

24

hoặc phân phối. Sự xuất hiện của mức độ tiếp theo phụ thuộc vào giao dịch đầu tiên này.

Giao dịch lặp lại (Repeated transaction): Giai đoạn này xảy ra khi đã có một giao dịch thành công trong quá khứ, khách hàng đã chấp nhận dịch vụ của TPLPs và sẵn sàng tiếp tục kinh doanh với TPLPs. Các TPLPs bắt đầu đảm nhận các hoạt động của khách hàng và thực hiện chúng hiệu quả hơn, kết quả là giao dịch được lặp đi lặp lại. Sự bất cân xứng thông tin và kiến thức giữa TPLPs & khách hàng đã giảm so với trường hợp giao dịch đơn lẻ nhưng vẫn chưa có bất cứ sự chia sẽ tài nguyên nào giữa các bên.

Hợp đồng đối tác (Partnership agreement): Các bên cố gắng duy trì sự độc lập của mình trong khi hợp tác cùng nhau để hệ thống và quy trình hoạt động hiệu quả hơn. Thơng thường khách hàng sẽ duy trì việc lập kế hoạch và quản lí các chức năng nội bộ, đồng thời thuê ngoài các dịch vụ Logistics theo chức năng; các LSPs sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản và duy trì nó theo các u cầu của khách hàng.

Hợp đồng TPL (Third-party agreement): là hình thức hợp đồng có tính ràng buột hơn so với hợp đồng đối tác. Các TPLPs cung cấp các giá trị gia tăng phù hợp với khách hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn này, có rất nhiều tương tác và trao đổi thông tin giữa các bên và yếu tố niềm tin đóng vai trò quan trọng ở đây. Các bên bắt đầu chia sẽ nguồn lực của mình, thứ sẽ mở đường cho việc đổi mới trong tương lai. Sự bất tương xứng kiến thức giữa các bên đã giảm rất nhiều vì qua quá trình làm việc giữa các bên đã làm chúng trở nên rõ ràng hơn với lượng lớn kiến thức đã chuyển giao cho nhau. Các TPLPs lúc này sẽ thân thiết với khách hàng hơn để phát triển các dịch vụ dành riêng cho khách hàng, thứ mà sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các khách hàng của TPLPs.

Hợp đồng dịch vụ Logistics tích hợp (Integrated logistics service agreement): Giai đoạn này cũng được xem như là liên minh chiến lược giữa TPLPs và khách hàng đã hình thành, nơi mà các đổi mới được phát triển và áp dụng, các bên sẵn sàng chia sẽ rủi ro và lợi ích từ liên minh này. Các bên hoàn toàn thống nhất nhau trong việc ra quyết định và sử dụng nguồn lực tham gia đổi mới. Với việc cùng tham gia vào đổi

25

mới sẽ mang lại lợi ích lâu dài cũng như tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho các bên so với các đối thủ trong ngành. Thông tin được trao đổi liên tục giữa TPLPs và khách hàng, do đó sự bất cân xứng về thông tin giữa hai bên gần như khơng cịn. Các doanh nghiệp lúc này tập trung hoàn toàn vào đổi mới và phát triển các dịch vụ mới mang đến sự ổn định cho liên minh chiến lược ở giai đoạn này.

Hình 2.3: Mối quan hệ giữa TPLPS và khách hàng

Nguồn: Dựa vào nghiên cứu của Bowersox & cộng sự (1989)

Trong hình 2.3, các mối quan hệ nằm phía dưới bên trái tương ứng với các mối quan hệ mang tính giao dịch ngắn hạn ví dụ như thị trường vận tải hàng hóa. Chúng được đặc trung bởi một giao dịch cụ thể, ngắn hạn và các thỏa thuận phi chính thức với mức độ cam kết thấp.

Cũng trong hình 2.3, di chuyển về phía bên phải, các thỏa thuận trở thành quan hệ mang tính lâu dài hơn, đặc trưng bởi mức độ cao hơn của thỏa thuận chính thức và nghĩa vụ đi kèm, việc hợp tác dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sự mở rộng trao đổi thông tin. Dịch vụ Logistics được thực hiện trong các mối quan hệ trao đổi này được thiết kế riêng theo yêu cầu của mỗi khách hàng với sự đầu tư về trang thiết bị,

26

địa điểm, nguồn nhân lực đi kèm theo các thỏa thuận. Ngoài ra các TPLPs phải chịu một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm đối với các nguồn lực của khách hàng khi tham gia thỏa thuận.

27

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Third Party Logistics là những mối quan hệ giữa các bên trong chuỗi cung

ứng với các TPLPs, nơi mà các dịch vụ Logistics được cung cấp từ dịch vụ cơ bản đến các dịch vụ tùy chọn, trong ngắn hạn hoặc dài hạn, theo các mục đích về hiệu suất và hiệu quả riêng (Bask, 2001). Định nghĩa này không chỉ phù hợp với ngữ cảnh

của nghiên cứu mà còn chỉ ra được bản chất của khái niệm TPL là xuất phát từ các mối quan hệ B2B, nơi mà các TPLPs đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng trong chuỗi cung ứng. Theo Wagner & Stutter (2012) thì “Đổi mới được định nghĩa

là mức độ mà đối tượng của TPLPs cảm nhận về các dịch vụ được cung cấp bởi TPLPs như là một giải pháp mới hoặc giải pháp hữu ích thỏa mãn nhu cầu của họ”.

Có nhiều các phân loại đổi mới khác nhau, theo OECD (2005) thì đổi mới có bốn loại chính là: đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ, đổi mới quy trình, đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức. Một các phân loại khác là dựa trên tính triệt để của đổi mới. Theo đó, một dịch vụ về cơ bản có thể không đổi nhiều so với trước đó, cải tiến từng bước hoặc thay đổi hoàn toàn hoặc là được giới thiệu mới hồn tồn. Có thể phân biệt đổi mới dựa theo tính mới lạ của đổi mới, có ba mức độ là: mới với doanh nghiệp, mới với thị trường và hoàn toàn mới với thế giới (OECD, 2005). Ngoài các phân loại trên, Wallenburg (2009) cịn có cách phân loại khác dựa vào nguồn gốc của đổi mới khi cho rằng đổi mới của TPLPs bắt nguồn từ hai nguồn chính là xuất phát từ trong nội bộ TPLPs và xuất phát từ mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng.

Bên cạnh định nghĩa về TPL và đổi mới, trong chương 2 tác giả cũng đề cập đến những nhân tố tác động, thúc đẩy và cản trở sự đổi mới; việc quản trị hệ thống đổi mới và quản trị quá trình đổi mới của TPLPs; sự hợp tác trong các dự án đổi mới giữa TPLPs và khách hàng – những vấn đề này sẽ hỗ trợ tác giả trong q trình phân tích tình huống cũng như đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho nghiên cứu. Khung khái niệm của nghiên cứu dựa trên khung khái niệm của Wagner & Sutter (2012) đã sử dung khi xem xét vị trí chiến lược của các TPLPs và mức độ phát triển mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng của nó trong các dự án đổi mới.

28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ third party logitics và khách hàng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)