CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Lựa chọn tình huống nghiên cứu:
Các LSPs và các khách hàng trong nghiên cứu của Wagner & Sutter (2012) đều là các cơng ty đa quốc gia có quy mơ lớn tại các nước phát triển, nhóm tác giả đã khuyến nghị việc mở rộng nghiên cứu ra với các tình huống của các cơng ty ở các nước đang phát triển và những LSPs có quy mơ nhỏ hơn hoặc dự án khơng thành công để có khám phá nhiều hơn về sự đổi mới. Kế thừa nghiên cứu của Wagner & Sutter (2012), trong nghiên cứu của mình tác giả đã lựa chọn ba tình huống nghiên cứu là ba dự án đổi mới của các TPLPs cùng gián tiếp hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ cho Nike:
(1) Dự án đổi mới giữa APL Logistics (trong vai trò là một TPLPs) và Nike (trong vai trị là khách hàng). Với tình huống này tác giả có thể thấy được sự đổi mới trong mối quan hệ giữa một TPLPs đa quốc gia và một khách hàng lớn như Nike ở Việt Nam, đồng thời lấy tình huống này làm cột mốc để so sánh với những đổi mới của các LSPs của Việt Nam được nghiên cứu trong luận văn này.
(2) Dự án đổi mới giữa TBS Logistics (trong vai trò là một TPLPs) và APL Logistics (trong vai trò là khách hàng).
(3) Dự án đổi mới khơng thành cơng giữa ICD Tân Cảng Sóng Thần (trong vai trò TPLPs) và APL Logistics (trong vai trò khách hàng).
Với hai tình huống (2) và (3) tác giả có thể xem xét được những đổi mới của các LSPs của Việt Nam vì ICDST và TBS Logistics là những doanh nghiệp Logistics hàng đầu của Việt Nam, những hoạt động của họ có tính định hướng và tiêu biểu cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này ở nước ta.
Khi lựa chọn tình huống nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tập trung vào các tình huống hữu ích cho nghiên cứu của mình. Với đơn vị phân tích là dự án đổi mới giữa TPLPs và khách hàng, đặt trong ngữ cảnh tại
32
Việt Nam cho phép nghiên cứu có thể nắm được các hoạt động đổi mới nằm bên trong nó. Các mối quan hệ và mơ hình hoạt động giữa các cơng ty trong các dự án được thể hiện như trong hình 3.1 (Mơ hình có sự tham gia của ICDST tương tự như hình 3.1 nhưng thay ICDST cho TBS Logistics).
Hình 3.1: Mơ hình Logistics của Nike được thực hiện bởi APL Logistics trong dự án tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả
Quy trình hoạt động được tóm lược như sau:
Nike tạo đơn hàng trong hệ thống (hệ thống ở đây bao gồm tất cả các phần mềm và chương trình công nghệ giữa Nike và APL Logistics kể cả email làm việc giữa các bên), nhà máy nhận thông tin và lên kế hoạch sản xuất đồng thời tạo booking giao hàng với APL Logistics thông qua hệ thống, tối thiểu trước năm ngày kể từ ngày giao hàng.
Dựa trên đơn hàng hệ thống tự động lên kế hoạch vận chuyển và chuyển thông tin về cho chuyên viên của Nike và APL Logistics kiểm tra cũng như liên lạc với
33
Đến ngày giao hàng, hàng hóa được giao vào kho, dữ liệu mã vạch tại nhà máy được gửi đến kho cho TBS Logistics và APL Logistics để đối chiếu khi nhận hàng. Thông tin nhận hàng được chuyển lên hệ thống làm căn cứ thanh toán giữa Nike và nhà máy gia cơng.
Việc quản lí hàng hóa và thực hiện các dịch vụ gia tăng do TBS Logistics đảm nhận. Việc đóng hàng được APL Logistics thiết lập dựa vào ngày giao hàng và lịch vận tải.
Sau khi hàng được xuất khỏi kho, dữ liệu được chuyển lên hệ thống làm căn cứ thanh toán dịch giữa Nike và APL Logistics cũng như giữa APL Logistics và Nhà máy. APL Logistics quản lí thơng tin và hàng hóa từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng Nike.
3.6. Tổng quan về các cơng ty trong các tình huống nghiên cứu:
Nike được thành lập vào năm 1967 tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Nike là thiết kế, phát triển, marketing và bán hàng trên toàn cầu về giày thể thao, các sản phẩm may mặc, thiết bị, phụ kiện và dịch vụ. Các thương hiệu của Nike bao gồm: NIKE Brand, Jordan Brand, Hurley và Converse. Năm 2015, tổng doanh thu của Nike khoảng 13,6 tỉ USD với hơn 62.000 nhân viên trên toàn thế giới. Hiện tại có khoảng 146 nhà máy gia cơng giày dép nằm ở 14 nước trong đó Việt Nam có 16 nhà máy với sản lượng chiếm gần 43% tổng sản lượng giày dép của thương hiệu NIKE. Ngoài ra Nike cũng có các thỏa thuận sản xuất với các nhà máy độc lập ở Argentina, Brazil, India and Mexico để sản xuất giày dép và bán chủ yếu tại các nước đó. Đối với sản phẩm may mặc, hiện có 408 nhà máy may mặc nằm ở 39 nước. Tại Việt Nam Nike có 17 nhà máy chuyên gia công may mặt và thiết bị cho Nike. Với việc Việt Nam kí kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn sản lượng của Nike tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
APL Logistics được thành lập năm 2001 với tiền thân là công ty ACS Logistics hoạt động như là một phần mở rộng của hãng tàu APL trong lĩnh vực Logistics. Trải qua quá trình phát triển đến tháng 5 năm 2015, APL Logistics được tập đoàn Kintetsu World Express (KWE) mua lại từ tập đoàn NOL của Singapore. APL Logistics hiện
34
có văn phòng tại hơn 60 quốc gia với hơn 6.000 nhân viên trên toàn thế giới, doanh thu năm 2015 đạt 1,7 tỉ USD. APL Logistics Việt Nam được đặt trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh với ba văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng với hơn 100 nhân viên. APL Logistics Việt Nam có hơn 65.000m2 kho tại Việt Nam với sản lượng hơn 3,7 triệu khối hàng hóa và với hơn 800 khách hàng (năm 2015) trong đó sản lượng hàng của Nike chiếm hơn 40%.
TBS Logistics được thành lập năm 2009, là một công ty con của tập đoàn Thai Binh Shoes. Nằm ngay tại trung tâm tứ giác kinh tế phía Nam TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, TBS Logistics không những kết nối tới những vùng trọng điểm giao thương lân cận mà cịn liên thơng nhanh chóng tới các cảng biển, sân bay và trục đường giao thơng chính yếu của Việt Nam. TBS Logistics hiện có 5 kho lưu trữ với diện tích khoảng 150.000m2 , trong đó có kho số 5 hiện đang làm dịch vụ Logistics cho APL Logistics với diện tích 47.500m2 là nhà kho một mái lớn nhất Đông Nam Á (năm 2015) với 58 cửa gồm 176 lines có thể xếp & dỡ cùng lúc 8.000m3 hàng hóa cùng một lúc, với sản lượng hàng tháng khoảng 87.450 m3/tháng. Cơng ty ICD Tân Cảng Sóng Thần (ICDST) được thành lập năm 2001 và hoạt động như một công ty con của tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn với tổng diện tích là 500.000m2 và vốn điều lệ hiện có hơn 150 tỉ đồng (số liệu năm 2015) . ICDST hiện có 20 kho hàng với tổng diện tích gần 160.000m2, gần 250.000 m2 bãi và hệ thống giao thông được quy hoạch rộng rãi và thuận tiện, được trang bị đầy đủ trang thiết bị xếp dỡ, phần mềm quản lý hiện đại. Hiện nay, các hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty gồm: cho th, quản lý và vận hành kho, bãi, dịch vụ Logistics trọn khâu, dịch vụ giá trị gia tăng khác. Sản lượng trung bình mỗi tháng ICDST làm tại kho CFS cho APL Logistics khoảng 77.450 m3/tháng.
3.7. Phân tích dữ liệu:
Việc phân tích các dữ liệu tình huống là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của nghiên cứu định tính theo tình huống (Yin, 2009). Trong luận văn này việc phân tích dữ liệu trong các tình huống được chia làm hai phần:
35
Phần thứ nhất là phân tích thơng qua dữ liệu của một tình huống (Within-Case Analysis), đây là việc phát triển và mơ tả tình huống giúp cho nhà nghiên cứu làm quen với dữ liệu đồng thời tạo ý tưởng sơ bộ cho các phần sau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phần thứ hai là phân tích thơng qua việc so sánh dữ liệu của các tình huống với nhau (Cross-Case Analysis) để xem sự tương đồng và khác biệt giữa các tình huống với nhau. Các bước phân tích được thể hiện như khung phân tích (hình 3.1):
Theo đó, tác giả có thể nắm được (1) xuất phát điểm của TPLPs và khách hàng trước khi có dự án đổi mới.
Tiếp theo là (2) những gì đã xảy ra trong việc thực hiện dự án như là nguồn gốc thực hiện dự án đổi mới, đầu vào, đầu ra và lợi ích thu được của dự án đổi mới. Kế đến là (3) vị trí của TPLPs sau khi có dự án và mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng là như thế nào. Ngoại trừ dự án giữa APL Logistics và ICD Sóng Thần đã kết thúc thì hai dự án cịn lại được đặt trong ngữ cảnh mối quan hệ liên tục của hai bên. Mục đích ở đây là đánh giá được nguyên trạng việc thực hiện đổi mới và mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng trước và sau khi có dự án đổi mới.
Phần thứ ba là kết quả rút ra sau khi tiến hành mơ tả dữ liệu trong từng tình huống và phân tích, so sánh dữ liệu của các tình huống với nhau. Kết quả này bao gồm việc đưa ra các nhân tố ngẫu nhiên tác động đến dự án đổi mới trong mối quan hệ với khách hàng; sự thay đổi về vị trí chiến lược của TPLPs và mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng.
36
Hình 3.2: Khung phân tích
37
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã trình bày tuần tự các bước để thực hiện nghiên cứu của mình. Theo đó, trong phần chiến lược nghiên cứu tác giả đã đề cập đến hai cách tiếp cận nghiên cứu là diễn dịch và quy nạp, mỗi cách đều có những ưu điểm riêng của nó và tác giả đã kết hợp cả hai cách tiếp cận này trong nghiên cứu của mình. Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính theo tình huống làm phương pháp nghiên cứu, với cơng cụ nghiên cứu là tham gia như một thành viên trong dự án, kết hợp với việc thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan như email, tài liệu huấn luyện, thông tin về hoạt động kinh doanh, khách hàng,…Việc sử dụng khung khái niệm trong nghiên cứu giúp tác giả có cơ sở để diễn giải và phân tích dữ liệu.
Khi lựa chọn tình huống nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tập trung vào các tình huống hữu ích cho nghiên cứu của mình. Theo đó, tác giả đã chọn ba tình huống nghiên cứu là ba dự án đổi mới của các TPLPs cùng gián tiếp hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ cho Nike: Thứ nhất là dự án đổi mới giữa APL Logistics (trong vai trò là một TPLPs) và Nike (trong vai trò là khách hàng). Thứ hai là dự án đổi mới giữa TBS Logistics (trong vai trò là một TPLPs) và APL Logistics (trong vai trò là khách hàng). Thứ ba là dự án đổi mới không thành cơng giữa ICD Tân Cảng Sóng Thần (trong vai trị TPLPs) và APL Logistics (trong vai trò khách hàng). Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu tổng quát về các công ty tham gia trong nghiên cứu cũng như sơ đồ hóa mối quan hệ của chúng với nhau.
Khung phân tích trong nghiên cứu mơ tả cách thức tiến hành phân tích sự đổi mới thơng qua từng tình huống và thông qua việc so sánh giữa các tình huống với nhau. Từ đó rút ra kết quả là các nhân tố ngẫu nhiên tác động đến dự án đổi mới trong mối quan hệ với khách hàng cũng như sự thay đổi về vị trí chiến lược của TPLPs và mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng. Khung phân tích này chính là tiền đề cho những phân tích về đổi mới trong mối quan hệ giữa TPLPs và khách hàng được thực hiện trong chương 4.
38
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỰ ĐỔI MỚI TRONG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TPLPs VÀ KHÁCH HÀNG
4.1. Những sự kiện đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa TPLPs và khách hàng được mô tả trong từng tình huống nghiên cứu (Within-Case Analysis):
4.1.1. Tình huống nghiên cứu sự đổi mới trong quan hệ hợp tác giữa APL Logistics và khách hàng Nike: Logistics và khách hàng Nike:
4.1.1.1. Nền tảng ban đầu của sự đổi mới trong mối quan hệ hợp tác giữa APL Logistics và khách hàng Nike:
Hoạt động Logistics của Nike rất phức tạp, nó liên quan tới ba dịng sản phẩm chính là giầy dép, may mặc và trang thiết bị với bốn thị trường khu vực chính là Hoa kỳ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và Canada – Mexico – Mỹ LaTinh. Tất cả đều hoạt động thông qua mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho Nike, việc thiết lập mạng lưới này là quá trình hợp tác giữa các vùng và các nhóm Logistics của tập đồn Nike với nhau (Harp, 2004). Vì tính phức tạp của chuỗi cung ứng và sự cần thiết phải giữ liên lạc thường xuyên giữa Nike với khách hàng về thời gian giao hàng và thời gian vận chuyển, nên Nike tự quản lí hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ Logistics của mình thay vì chuyển giao hết cho một “Lead Logistics Provider”. Trong vận tải biển, Nike sử dụng hai TPLPs chính là APL Logistics và DAMCO làm dịch vụ cho mình. Hai TPLPs này chịu trách nhiệm quản lí hàng hóa từ các nhà máy gia cơng của Nike cho đến khi hàng hóa đến được với các cửa hàng hoặc trung tâm phân phối của Nike dựa vào những quy tắc do Nike đặt ra.
Trước khi dự án hợp tác giữa APL Logistics và khách hàng Nike được tiến hành tại Việt Nam, APL Logistics đã có những điều kiện cần thiết để giúp cho dự án có thể xảy ra. Theo đó, APL Logistics đã có nền tảng làm việc từ trước với Nike ở các thị trường Trung Quốc và Philipines. Trước thời điểm thành lập năm 2001, APL Logistics đã tiến hành thăm dò thị trường Logistics tại Việt Nam và có các hoạt động giao nhận cơ bản đi kèm dịch vụ của hãng tàu APL, với kho CFS đặt tại Tân Cảng (có diện tích 800m2). Năm 2001, APL Logistics được thành lập và tiến hành mua lại
39
tại thời điểm đó (PR Newswire, 2001) để mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Châu Mỹ. Cùng thời điểm đó, dự án hợp tác giữa Nike và APL Logistics tại Việt Nam cũng bắt đầu với kho CFS số 1 (6.000m2) đặt tại ICD Tân Cảng Sóng Thần (là cơng ty con của tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Các bên đã thiết lập một quy trình Logistics chuẩn cho mơ hình Logistics của Nike, với nền tảng là phần mềm hệ thống ACS123 của APL Logistics nhằm thực hiện tất cả các xử lí cần thiết, cung cấp các dịch vụ và hoạt động từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó hệ thống mã vạch cũng được áp dụng ngay từ đầu và có một chương trình xử lí riêng tương thích với hệ thống mã vạch do Nike quy định.
Điểm nhấn của tồn bộ q trình hợp tác giữa APL Logistics và khách hàng Nike chính là quá trình phát triển các hệ thống cho việc lên kế hoạch vận chuyển bao gồm: Thứ nhất là dự án phát triển hệ thống lập kế hoạch vận chuyển (Shipment Planning System- SPS). Thứ hai là việc triển khai công cụ “Auto Release”. Thứ ba là dự án xây dựng hệ thống tối ưu hóa kế hoạch vận chuyển. Các dự án này diễn ra nối tiếp theo tuần tự thời gian, dự án đổi mới trước làm nền tảng cho dự án đổi mới sau được xảy ra.
4.1.1.2. Dự án phát triển hệ thống lập kế hoạch vận chuyển giữa APL Logistics và khách hàng Nike:
Năm 2006, APL Logistics cùng với Nike tiến hàng xây dựng Hệ Thống Lập Kế Hoạch Vận Chuyển (Shipment Planning System- SPS) tại điểm đến với máy chủ đặt tại Plano, Texas, Hoa kỳ và kết nối trực tiếp với phần mềm hệ thống ACS123 đặt tại Singapore.
SPS được phát triển riêng cho Nike nhằm tối ưu hóa kế hoạch vận chuyển của Nike; kết nối theo thời gian thực giữa các nhân viên APL Logistics ở 24 văn phòng APL Logistics ở Châu Á với hơn 50 chuyên gia phân tích của Nike tại điểm đến khi lên kế hoạch vận chuyển hàng từ Châu Á sang Hoa kỳ, Mexico, Nam Mỹ. Để xây dựng công cụ này, APL Logistics đã đưa ra các nhóm hỗ trợ 24/7 làm cầu nối giữa APL Logistics và Nike giải quyết các vấn đề phát sinh, yêu cầu về ứng dụng, bảo