2.2. Cơ sở lựa chọn mơhình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
2.2.2. Mơhình nghiên cứu
Dựa trên các cơng trình nghiên cứu trước đây và bộ dữ liệu của 09 ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2014, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu bao gồm 7 biến độc lập và biến phụ thuộc. Mơ hình cụ thể như sau:
ROAit=β0+ β1 EQTA it+ β2 LOTA it+ β3 DETA it+ β4 PROTA t+ β5 NETA it+ β6
TOPB it+ β7 INDE it+ β8 INFL it + β8 RIB it +ui
ROEit= β0+ β1 EQTA it+ β2 LOTA it+ β3 DETA it+ β4 PROTA t+ β5 NETA it+ β6
TOPB it+ β7 INDE it+ β8 INFL it + β8 RIB it +ui
Trong đó :
Biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng i thời gian t.
Biến độc lập là các chi tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán của các NHTM Việt Nam Việt Nam.
ROA là một tỷ lệ tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản.ROA đã được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu để đo lường lợi nhuận của các ngân hàng. ROA đo lường lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản và phản ánh cách quản lý ngân hàng cũng như sử dụng các nguồn lực đầu tư của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận [ Naceur (2003) và Alkassim (2005)].
ROE đo lường tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.Nó đo lường hiệu quả của
một công ty đem lại lợi nhuận từ mỗi đơn vị cổ phần của cổ đơng (hay cịn gọi là tài sản ròng hoặc tài sản trừ đi nợ phải trả). ROE cho thấy như thế nào một công ty sử dụng vốn đầu tư để tạo ra tăng trưởng lợi nhuận. ROE giữa 15% và 20% được xem là hấp dẫn. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (Fraker, 2006).
EQTA : vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có nếu hệ số này lớn thì sẽ làm lợi
nhuận trên vốn tự có tăng đồng thời nó cho biết việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu tăng làm giảm rủi ro cho các cổ đông và các trái chủ của ngân hàng. Về mặt lý thuyết tỷ lệ này có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến mức hiệu quả đồng thời nó được sử dụng để phản ánh những điều kiện quy định quản lý đối với ngân hàng. Theo Berger và DeYoung (1997) khả năng thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng càng cao thì các khoản nợ xấu càng thấp và bởi vậy không cần thiết phải tăng chi phí để bù đắp cho các khoản cho vay này. Ngược lại, nếu tỷ lệ an tồn vốn thấp có thể tạo ra các hành vi rủi ro về đạo đức, bởi vì, khi biết ngân hàng mình có vấn đề trong khả năng thanh khoản nhưng vì lợi nhuận họ vẫn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh và thực hiện các khoản đầu tư có rủi ro và dĩ nhiên trong ngắn hạn có thể các hoạt động này đem lại hiệu quả cho ngân hàng mặc dù có thể trong dài hạn họ phải trả giá cho những hậu quả vì các hành vi mạo hiển của mình (Naceur ,2003).
INF: Tầm quan trọng của lạm phát đến hiệu suất của các ngân hàng đã được
rất nhiều cơng trình nghiên cứu thảo luận, chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát lên nguồn lực tài chính của các ngân hàng. Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng hành vi định giá của cơng ty. Ví dụ, nếu cơng ty kỳ vọng lạm phát nói chung là cao hơn trong tương lai, họ có thể tin rằng họ có thể làm tăng giá cả của họ mà không bị sụt giảm nhu cầu đối với sản lượng của họ (Driver và Windram , 2009).Trong kịch bản này, khi
các điều kiện dự kiến lạm phát sẽ bằng với lạm phát thực tế và có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
RIB: mức lãi suất huy động của ngân hàng được cho là chi phí và đại diện
cho khuynh hướng lợi nhuận của ngân hàng. Fries và cộng sự (2002) lập luận rằng các chức năng lợi nhuận của ngân hàng bao gồm lãi suất tiền gửi. Mặt khác, tiền lãi nhận được của một ngân hàng về tín dụng là một nguồn doanh thu và có xu hướng mở rộng thu nhập khác khơng đổi của ngân hàng. Do đó, Bobáková (2003) cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất của nó. Chính sách này có thể được điều chỉnh để tăng lợi nhuận. Đây là yếu tố quyết định là khả
năng của ngân hàng để thiết lập như một lãi suất cho giao dịch tài sản để đáp ứng chi phí vốn, chi phí hoạt động, cũng như tỷ lệ yêu cầu về lợi nhuận.
LOTA là tổng dư nợ trên tài sản của NHTM. Nó lànguồn thu nhập chính và
dự kiến sẽ có một tác động tích cực đến hiệu suất ngân hàng. Những thứ khác không đổi, tiền gửi được chuyển thành khoản vay, cao hơn biên độ lãi suất và lợi nhuận.Tuy nhiên, rủi ro ngân hàng sẽ gia tăng nếu gia tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, sau đó lợi nhuận có thể giảm Havrylchyk et al. (2006). Ngoài ra, các khoản vay ngân hàng là nguồn gốc của thu nhập, tác giả hy vọng rằng tác động tài sản phi lãi tiêu cực đến lợi nhuận. Donsyah Yudistira (2003) , kỳ vọng vốn chủ sở hữu trên tài sản tỷ lệ cao hơn, nhu cầu tài trợ từ bên ngồi thấp hơn và do đó lợi nhuận cao hơn. Nó cũng là một dấu hiệu cho thấy cũng có mức vốn chi phí mặt ngân hàng thấp hơn sẽ bị phá sản và sau đó chi phí vốn giảm.
DETA là tỷ số của tổng số tiền gửi cho tổng tài sản và là một chỉ số thanh
khoản nhưng được xem như là nợ.Tiền gửi là nguồn tài chính chủ yếu của ngân hàng và do đó nó có tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng. Tiền gửi Tổng tài sản được đưa vào như một biến độc lập trong nghiên cứu này. Burki và Niazi
(2006), là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến dư nợ cho vay, quy mô tiền gửi càng
tăng thì dư nợ càng tăng dẫn đến lợi nhuận tăng.
INDE: Chỉ số tiền gửi
Chỉ số tiền gửi (thị phần của ngân hàng) Chỉ số này bằng log (tiền gửi). Các nghiên cứu cho rằng thị phần của cơng ty ngày càng được mở rộng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng biến đổi theo tỷ lệ thuận với quy mô (Havrylchyk et al.,2006).
PRTO: Tỷ lệ nợ xấu/trên tổng nợ cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách
xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ (Sehrish Gul; Faiza Irshad và
Khalid Zaman ,2011).
DLR là tỷ lệ tiền gửi /cho vay: nhằm xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ này đến
phi hiệu quả của tỷ lệ đầu vào so với đầu ra. Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng thương mại chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi. Vì vậy, một trong những cách thức làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động, bằng việc cho vay ra để tạo ra thu nhập từ lãi. Như vậy, nếu tỷ lệ DLR cao điều này có nghĩa là ngân hàng đã không sử dụng tốt nguồn vốn huy động của nó và ngược lại thì ngân hàng đã sử dụng tốt vốn huy động của nó Burki và Niazi (2006). Một ngân sử dụng tốt vốn của nó tốt sẽ có số thu về lãi lớn hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn, vì vậy mối quan hệ giữa biến số này với độ đo hiệu quả có dấu kỳ vọng là âm. Biến này gần được Chin S.Ou, Chia Ling Lee và Chaur-Shiuh Young đưa vào đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đài Loan
TOPB: Tỷ lệ thuế/lợi nhuận trước thuế
Chỉ số này chỉ ra khả năng của ngân hàng ưu hóa chi phí thuế trong hoạt đơng bằng cách tăng phí và tăng lãi suất. Nghiên cứu của Zaim (1995) và Naceur (2003), ngân hàng càng tối ưu chi phí thuế buộc phải gia tăng lãi suất và các loại phí
liên quan ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng nhằm làm gia tăng doanh thu qua đó thúc đẩy xu hướng tăng trưởng lợi nhuận.
Bảng 2.1. Tổng hợp giả thiết nghiên cứu
Biến Giải thích Nguồn nghiên cứu Kỳ vọng
LOTA Tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản
Havrylchyk et al. (2006).
Donsyah Yudistira (2003) +/- DETA Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài
sản.
Burki và Niazi (2006), + DLR tỷ lệ tiền gửi /cho vay Burki và Niazi (2006) -
PRTO Tỷ lệ nợ xấu/trên tổng nợ (Sehrish Gul; Faiza Irshad và
Khalid Zaman ,2011). _
EQTA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản
Theo Berger và DeYoung (1997)
(Naceur ,2003).
+
TOPB Tỷ lệ thuế/lợi nhuận trước
thuế
Zaim (1995) và Naceur (2003) -
INDE Chỉ số tiền gửi
Havrylchyk và các cộng sự
(2006). +
INFL Lạm phát (Lạm phát theo
năm): Driver và Windram (2009) -
RIB Tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng
Fries và cộng sự (2002)
Bobáková (2003 +
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp nghiên cứu