2.4. Đánh giá hiệu quảhoạt động của Ngân Hàng Thương Mại niêm yết trên Thị
2.4.3. Đánh giá về rủi ro tài chính trong hoạt động kinhdoanh của NHTM
NHNN đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào tháng 04/2005, quy định phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng. Điều 6 của Quyết định này (phương pháp định lượng), nhất quán với các nguyên tắc của Basel I, đã hướng dẫn các ngân hàng phân loại các khoản nợ thành năm nhóm, từ “thơng thường” đến “có khả năng mất vốn”, dựa trên các chỉ tiêu đánh giá định lượng như số ngày quá hạn hoặc có hay khơng việc gia hạn nợ. Theo điều 7 (phương pháp định tính), phù hợp với hiệp ước Basel II, rủi ro tín dụng cần được đánh giá dựa trên tình hình tài chính của từng khách hàng. Việc phân loại nợ theo điều 7 dường như chặt chẽ hơn điều 6, tuy nhiên việc áp dụng điều 7 vẫn chưa là bắt buộc đối với các ngân hàng. Bởi vậy, chỉ có một vài ngân hàng tuân theo điều 7 này, bao gồm MBB, BIDV, và VCB. Tuy nhiên, mặcdù tuân theo phương pháp chặt chẽ hơn, những ngân hàng này vẫn có cách để che giấu mức độ nợ xấu thực sự. Khi chúng tơi nhìn vào phần phân loại nợ của các ngân hàng này, chúng tôi thấy rằng họ đã phân loại đa số các khoản cho vay có rủi ro cao vào nhóm nợ cần chú ý (nhóm 2, một nhóm ngay trước nhóm nợ xấu), và những loại nợ này nhiều gấp ba đến năm lần mức nợ xấu được báo cáo. Những con số này thật đáng nghi ngờ khi so sánh với những ngân hàng khác. Một phần lớn các khoản vay cần chú ý là dành cho các doanh nghiệp nhà nước, con số này ở nhóm NHTMNN (đặc biệt ở trường hợp của BIDV, CTG, và VCB) cao hơn so với nhóm NHTMCP. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), một phần lớn các khoản cho vay cần chú ý thực chất là nợ xấu. Nếu phân loại lại các khoản cho vay cần chú ý này thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Biểu đồ 2.4. Tăng trưởng chỉ tiêu rủi ro tài chính các NHTM niêm yết
Nguồn : Báo cáo tài chính của các NHTM niêm yết trên TTCK
Theo báo cáo của các ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam, đến cuối tháng 12/2013, dư nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 67,1 ngàn tỉ đồng, tăng 5,7 ngàn tỉ đồng, (15,8%) so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hương giảm xuốngđạt 4,65% giảm so với mức 5,12% của cuối năm 2012 và 5,88% cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm cho đến 31/12/2013 trung bình đạt 4.65%. Tuy nhiên sang năm 2014, tỷ lệ này tăng trở lại đạt 6.54%. Trong khi đó, con số nợ xấu theo cơ quan giám sát NHNN, tuy cao hơn nhiều so với báo cáo của các tổ chức tín dụng, nhưng lại có tín hiệu tích cực ở góc độ, tỷ lệ nợ xấu có biểu hiện giảm xuống. Cụ thể, tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu đã giảm 1,2% so với thời điểm 30/9/2013, từ mức gần 9% xuống còn 7,8%. Việc cơ cấu lại nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN đã giúp hệ thống ngân hàng cơ cấu được khoản nợ xấu 74,4 ngàn tỉ đồng. Theo đó tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tăn trưởng chậm qua các năm, đến năm 2013 đạt 59% tỷ lệ này thấp hơn năm 2006 (60.3%). Đến năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống còn 53%.Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản này cao nhất kể từ năm 2007.Trong khi đó tỷ lệ tài sản / vốn chủ sở hữu trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 14.17%, đến năm 2013 con số này giảm
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% N ăm 20 00 N ăm 20 01 N ăm 20 02 N ăm 20 03 N ăm 20 04 N ăm 20 05 N ăm 20 06 N ăm 20 07 N ăm 20 08 N ăm 20 09 N ăm 20 10 N ăm 20 11 N ăm 20 12 N ăm 20 13 N ăm 20 14 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ dư nợ/TTS Tổng tài sản/VCSH
cao nhất kể từ năm 2012.Tỷ lệ này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn <15%.Điều dễ dàng nhận thấy rằng NHTMNN có tỷ trọng nợ xấu lớn hơn rất nhiều so với các tổ chức tín dụng khác. Nợ xấu tập trung ở khu vực xây dựng, bất động sản và chứng khoán và liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% tổng dư nợ xấu. Để xử lý nợ xấu và quản lý rủi ro các NHTM niêm yết đã bán nợ cho công ty mua ban nợ xấu (VAMC) và như tái cấu trúc khoản vay, dùng trích lập dự phịng xóa nợ. Từ khi thành lập công ty VAMC đã chứng tỏ giá trị và hiệu quả giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động đông , phát triển và tăng trưởng bền vững hơn.VAMC được NHNN thành lập tháng 7/2013, với mức vốn ban đầu 500 tỷ đồng. Những quy định cụ thể về hoạt động của VAMC đã dần được công bố, tuy nhiên một số khía cạnh vẫn chưa được làm rõ và vai trò của VAMC trong giải quyết nợ xấu vẫn còn khá mơ hồ. Như vậy so với giai đoạn 2000-2006, giai đoạn 2006-2014 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng tác động nghiệm trọng an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cụ thể một số ngân hàng thương mại nói chung và NHTMCP niêm yết trên TTCK nói riêng.
Theo Nghị định 53, Thông tư 19 và Thông tư 20, tất cả các ngân hàng Việt Nam đều được phép bán nợ xấu cho VAMC; tuy nhiên chỉ những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới bắt buộc phải bán nợ xấu cho VAMC. VAMC sử dụng hai phương pháp để mua nợ xấu:
(1) Phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu theo giá trị sổ sách số dư nợ gốc sau khi đã khấu trừ số tiền dự phịng đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó. Trái phiếu đặc biệt sẽ có kỳ hạn tối đa 05 năm và lãi suất bằng 0%. TCTD bán nợ xấu cho VAMC có nghĩa vụ trích lập dự phịng hàng năm bằng ít nhất 20% giá trị mệnh giá trái phiếu, làm giảm trừ lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt làm tài sản đảm bảo để vay tái cấp vốn từ NHNN, mức tái cấp vốn không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt. VAMC sẽ chuyển lại số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu (hoặc chính khoản nợ xấu nếu không xử lý được) cho ngân hàng khi trái phiếu đáo hạn. Một tin tốt cho các ngân hàng thương mại đó là ngày 4 tháng 12 vừa qua Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định
ưu đãi 2% lãi suất đối với các khoản vay đảm bảo bằng trái phiếu đặc biệt. Lãi suất tái cấp vốn thời điểm hiện tại là 7%, như vậy các TCTD có thể vay tái cấp vốn với lãi suất 5%. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu rằng các ngân hàng có sử dụng nguồn vốn giá rẻ này để cho vay hay sẽ “trả lại” nguồn vốn này về thị trường trái phiếu chính phủ để hưởng lợi suất cao hơn (hiện tại lợi suất TPCP kỳ hạn hai năm là 7%, lợi suất TPCP kỳ hạn bảy năm là 8,9%.
(2) Thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường. Các khoản nợ xấu được mua theo giá thị trường phải đáp ứng các điều kiện: phải được VAMC đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ, tài sản đảm bảo có khả năng phát mại, và khách hàng vay phải có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phương án trả nợ khả thi.
Phát hành trái phiếu để mua nợ xấu nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhiều trong những năm đầu vì vốn của VAMC khá nhỏ bé so với lượng nợ xấu cần xử lý. Dù VAMC sử dụng cách nào đi chăng nữa, tính hợp lý của cả hai phương pháp này đều đang bị nghi ngờ. Với phương pháp trái phiếu, thực chất VAMC khơng chịu tổn thất gì khi những khoản nợ xấu khơng địi được, vai trò của VMAC chỉ là giúp các TCTD có thêm thời gian để ghi nhận thua lỗ từ các khoản nợ xấu (tối đa năm năm), tạm thời làm đẹp bảng cân đối của ngân hàng, và giúp ngân hàng có thể vay thêm vốn với hy vọng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nếu có ý định bán lại những khoản nợ xấu này thì ngay từ ban đầu VAMC đã không mua những khoản nợ xấu này với giá trị sổ sách. Với phương pháp dùng tiền mua nợ xấu theo giá thị trường, định nghĩa thế nào là “giá thị trường” của nợ xấu vẫn chưa được trả lời bởi vì hiện tại vẫn chưa có “thị trường” cho nợ xấu. Giá trị của các khoản nợ xấu cuối cùng vẫn được định đoạt bởi chính VAMC và các ngân hàng bán nợ, và các ngân hàng này chắc chắn sẽ vận động hành lang để đạt được “gói cứu trợ” lớn nhất. Hơn nữa chưa có cơ chế cho VAMC bán nợ xấu một cách hiệu quả, đặc biệt là bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khi mà phần lớn các khoản nợ xấu mà VAMC mua đều được đảm bảo bằng bất động sản.
Tính đến ngày 24/12/2013, VAMC đã mua được 32 nghìn tỷ đồng nợ xấu tính theo giá trị sổ sách. Số cịn lại, ba nghìn tỷ đồng nợ xấu dự kiến sẽ được mua nốt trong vài ngày cuối năm, và VAMC sẽ hoàn thành chỉ tiêu.
Theo tác giả, việc thành lập một công ty quản lý tài sản tập trung là cần thiết để xử lý một khối lượng nợ xấu lớn. Tuy nhiên, cách tiếp cận hiện tại của VAMC chưa thể đảm bảo thành công. Sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nợ xấu (cái nhìn lạc quan của một số quan chức chính phủ là nợ xấu sẽ được giải quyết trong năm 2015 rất khó có thể hiện thực hóa được), và điều này sẽ làm cản trở tăng trưởng của nền kinh tế. Một số nguồn tin từ Chính phủ đã dự đốn nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ được cải thiện trong vịng năm năm tới, nhờ đó viêc xử lý nợ xấu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu kỳ vọng này khơng xảy ra, VAMC khi đó sẽ nắm giữ nợ xấu không bán được và ngân hàng sẽ phải khấu trừ toàn bộ giá trị của trái phiếu đặc biệt.
2.4. 4.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam