bộ huyện ở tỉnh Nghệ An
Đánh giá kết quả CTTT đã khó, đánh giá chất lượng CTTT lại càng khó hơn. Rõ ràng, ở đây không thể dùng phương pháp định lượng cân, đo, đong, đếm, thậm chí khơng thể “mắt thấy, tay sờ” được. Nhưng, việc đánh giá chất lượng CTTT là rất cần thiết, có đánh giá đúng chất lượng mới biết cần nâng cao chất lượng như thế nào, chú trọng việc gì, khắc phục hạn chế nào... Căn cứ mục đích, nội dung, phương châm, nguyên tắc CTTT và từ kinh nghiệm thực tiễn, có thể xác định các tiêu chí chính như là thước đo đánh giá chất lượng CTTT của đảng bộ huyện.
Một là: Trình độ nhận thức của CB, ĐV và nhân dân về chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đảng bộ địa phương, cơ sở.
Hai là: Mức độ nhạy bén, sáng tạo, kịp thời trong việc nắm bắt và giải
quyết những mâu thuẫn về tư tưởng; khả năng phát hiện và giải quyết nhanh chóng những vấn đề tư tưởng phát sinh trong cuộc sống.
Ba là: Chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức làm CTTT, bao gồm
chất lượng hoạt động của các cơ quan làm CTTT, chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTTT;
Bốn là: Chất lượng nội dung, phương pháp tiến hành CTTT, tính
thuyết phục, sắc bén của CTTT;
Năm là: Chất lượng lãnh đạo, quản lý CTTT, chất lượng thực hiện các
nguyên tắc cơ bản của CTTT (tính đảng, tính khoa học, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và việc làm...);
Sáu là: Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ, tình hình
tư tưởng của CB, ĐV và nhân dân;
Bảy là: Khả năng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch, khả năng tạo nên sức đề kháng đối với những tư tưởng sai trái, phản động.