Một là: Trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của Đảng, địa phương, cơ sở trong CB, ĐV và nhân dân.
Qua quá trình học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, đại đa số CB, ĐV các đảng bộ huyện ở Nghệ An, tuy ở những mức độ nơng, sâu khác nhau, nhưng đều có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình CT-
XH trong nước và quốc tế. Các đảng bộ huyện đã coi trọng giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó coi giáo dục nhiệm vụ xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng đơn vị là một nội dung lớn trong giáo dục lý luận chính trị. Việc học tập được tổ chức thống nhất, có kế hoạch hợp lý, quản lý chặt chẽ, gắn kết với các cuộc vận động chính trị lớn của Đảng, với phong trào thi đua quyết thắng, phong trào hành động cách mạng của từng địa phương, đơn vị.
Mặt tích cực trong sự chuyển đổi nhận thức và hành động của CB, ĐV và quần chúng nhân dân các huyện là từ chỗ con người thụ động chấp hành, ỷ lại, chờ đợi vào sự bao cấp của Nhà nước, của tập thể, kém năng động, tháo vát trong sản xuất, ít biết tính tốn hiệu quả kinh tế, thích bình qn cào bằng, đã chuyển sang con người năng động. chủ động, sáng tạo hơn trong sản xuất, kinh doanh, cơng tác, biết tính tốn hiệu quả kính tế, dám chấp nhận cạnh tranh, ham mê và biết làm giàu một cách chính đáng, biết thường xun nâng cao trình độ, năng lực để thích ứng, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hai là: Các đảng bộ huyện đã nhạy bén, sáng tạo, kịp thời trong việc
nắm bắt và giải quyết những mâu thuẫn về tư tưởng; có khả năng phát hiện và giải quyết nhanh chóng những vấn đề tư tưởng phát sinh trong cuộc sống.
Các cơ quan tư tưởng, đội ngũ những người làm CTTT của các đảng bộ huyện ở Nghệ An đã thể hiện năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và tổ chức nhiệm vụ chính trị được giao; khả năng nắm bắt được nhu cầu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân; nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn, những thời cơ, thách thức đối với địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển; nắm được tinh thần nghị quyết cấp trên cũng như những khả năng có thể thực hiện nghị quyết đó ở địa phương, đơn vị mình phụ trách. Về cơ bản, những vụ việc nảy sinh ở các huyện ỏ Nghệ An liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chế độ người có cơng, tơn giáo... đều
được Ban Tuyên các huyện, cán bộ làm CTTT kịp thời nắm bắt, tham mưu giúp cấp uỷ đề ra các biện pháp xử lý một cách có hiệu quả. Nhiều đảng bộ huyện ở Nghệ An trong thời gian qua đã làm tốt CTTT, giữ vững ổn định CT- XH giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên địa bàn, như: Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Nam Đàn...
Ba là: Chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức làm CTTT, cả chất
lượng hoạt động của các cơ quan làm CTTT và chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTTT có tiến bộ.
Ban Tuyên giáo huyện là cơ quan chuyên trách làm CTTT các đảng bộ huyện ở Nghệ An, có biên chế từ 5 - 7 cán bộ, đều do 1 đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy làm Trưởng ban, 1-2 Phó Trưởng ban, 1-3 chuyên viên.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo thuộc 20 đảng bộ huyện, thành, thị xã tỉnh Nghệ An ln có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, có tinh thần trách nhiệm trong cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, nhất là kỷ luật phát ngôn, tạo được niềm tin cho CB, ĐV và nhân dân.
Về trình độ học vấn, trong tổng số 76 cán bộ các Ban Tuyên giáo cấp huyện, thành, thị xã, 76/76 đồng chí có trình độ đại học. Tỷ lệ này đã phản ánh sự tiến bộ về chất lượng và trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cấp huyện ở Nghệ An hiện nay.
Về độ tuổi, thâm niên cơng tác: cán bộ làm cơng tác tun giáo huyện có độ tuổi bình quân 42, thâm niên công tác tuyên giáo 1 - 10 năm chiếm 26%, 10 - 20 năm chiếm 46%, trên 20 năm chiếm 28%.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tỉnh đã có chủ trương cho phép các ban đảng các cấp tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có học lực từ loại khá trở lên và cán bộ trong biên chế nhà nước được đạo tạo cơ bản, có kiến thức và năng lực thực tiễn từ các cơ quan, đơn vị trong và ngồi tỉnh có nguyện vọng về công tác tại các cơ quan đảng. Chất lượng đội ngũ ngày càng
được nâng cao đáp ứng được u cầu cơng tác, có 63% được đánh giá tốt, 42% được đánh giá là tuyên truyền giáo dục hấp dẫn, có hiệu quả.
Về trình độ học lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân 48/76 đồng chí (chiếm 63%), trung cấp 28/76 đồng chí (chiếm 27%).
Về nguồn hình thành đội ngũ cán bộ tuyên giáo:
- Từ thực tiễn có khoảng 50%, được bổ sung từ ngành văn hóa, giáo dục; 24,45% được bổ sung từ các đoàn thể; 6,1% được bổ sung từ các ban đảng; 6,1% được bổ sung từ các ngành kinh tế, kỹ thuật; 11,25 từ các bộ phận khác trong HTCT; 3,1% từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng.
- Từ đào tạo qua các trường: 6,1% tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 12,2% tốt nghiệp ở Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện trực thuộc khác của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; 7% tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm; 17,3% tốt nghiệp các trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; 5,1% tốt nghiệp các trường kinh tế, kỹ thuật; 2% tốt nghiệp các trường thuộc lực lượng vũ trang.
Như vậy, đội ngũ cán bộ tuyên giáo chuyên trách cấp huyện được lựa chọn kỹ càng cả trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu cao của đặc thù nghề nghiệp trong công tác tuyển dụng đã chú ý đến cán bộ có năng lực nói, viết, được đào tạo trong nhiều ngành, nghề và công việc khác nhau, đồng thời có kinh nghiệm cơng tác đảng, cơng tác vận động quần chúng.
Hàng năm, đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên các huyện đều được bồi dưỡng về chun mơn và nghiệp vụ. Ở tỉnh, ngồi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, mỗi năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức ít nhất 1 cuộc tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên của Tỉnh ủy, các huyện, thành, thị, đảng ủy trực thuộc, các đoàn thể cấp tỉnh. Ở các huyện, thành, thị, hàng năm hầu hết các đơn vị đều tổ chức 1 lớp tập huấn cho báo cáo viên và tuyên truyền viên cơ sở.
Hội nghị báo cáo viên định kỳ hàng tháng được tổ chức nghiêm túc, nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện. Những năm qua, ở cấp tỉnh luôn đảm bảo sinh hoạt 12 kỳ trong năm; ở các huyện, thành, thị, đảng ủy trực thuộc bình quân mỗi đơn vị đảm bảo sinh hoạt được 10-11 kỳ/12 tháng. Ở cấp cơ sở, tình hình sinh hoạt của các đảng bộ và chi bộ trực thuộc để nghe thời sự có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện ở từng cơ sở mà có thể tổ chức sinh hoạt theo tháng, quý hay 6 tháng.
Từ nhận thức rõ vai trị cơng tác tun truyền miệng, trên cơ sở những quy định của Trung ương, nhất là Thông báo 71-TB/TW ngày 07-6-1997 của Bộ Chính trị về "tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng", trong những năm qua, các đảng bộ huyện ở Nghệ An đã lựa chọn xây dựng mạng lưới báo cáo viên, đổi mới nội dung tuyên truyền, đổi mới những phương thức hoạt động. Mỗi huyện có 15 - 20 người báo cáo viên, phần lớn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 70% có trình độ văn hố đại học, độ tuổi phổ biến từ 35 đến 50 tuổi, gần 40% có thời gian làm báo cáo viên từ 8 đến 10 năm. Các đảng bộ huyện cũng hết sức quan tâm thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức gồm nhiều đồng chí trong Ban Thường vụ cấp uỷ, đáp ứng được chất lượng cơng tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị.
Bốn là: Các đảng bộ huyện ở nghệ An đã có những đổi mới về nội
dung và cách thức tiến hành công tác tư tưởng từ đó nâng cao tính thuyết phục, sắc bén của CTTT.
Cơng tác giáo dục lý luận chính trị
Cơng tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận của quan trọng trong CTTT của các đảng bộ huyện, hướng vào việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chủ trương, quyết định của Đảng, chính quyền. Giáo dục lý luận chính trị tập trung vào việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho CB, ĐV và nhân
dân, nhằm làm cho CB, ĐV và nhân dân nắm được những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.
Xuất phát từ nhu cầu không ngừng nâng cao chất lượng cho đội ngũ CB, ĐV từ huyện đến cơ sở, các đảng bộ huyện tỉnh Nghệ An đã xây dựng đề án về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo, nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập trong đội ngũ cán bộ với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ huyện và cơ sở có đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn về trình độ chun mơn, lý luận, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng bộ huyện trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập.
Từ những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, các đảng bộ huyện luôn quan tâm tổng kết những mơ hình điển hình tiên tiến của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương để khái quát thành lý luận, bảo đảm cụ thể hoá, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng một cách đúng đắn và sáng tạo, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển nhanh, bền vững của địa phương.
Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 03-6-1995 của Ban Bí thư (khóa VII) về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, đến nay tất cả các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An đã thành lập Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Trong những năm qua, cơng tác giáo dục lý luận chính trị ở các huyện đã triển khai thực hiện hệ thống chương trình học tập đa dạng, phong phú cho nhiều đối tượng, do Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban, ngành biên soạn như: chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng; chương trình bồi dưỡng đảng viên mới; chương trình bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở; chương trình bồi dưỡng trưởng xóm, thơn; chương trình bồi
dưỡng cựu chiến binh, phụ nữ, nơng dân, giáo dục thanh niên; chương trình nghiệp vụ của các ban xây dựng đảng...
Cơng tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trên địa bàn huyện. Những nội dung có tính định hướng chính trị trong các loại chương trình có tác dụng củng cố niềm tin cho CB, ĐV, uốn nắn những lệch lạc, chống các luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng trong toàn đảng bộ, giúp CB, ĐV ở cơ sở có tầm nhìn, có năng lực tự đánh giá, tự lý giải các vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống.
Các chương trình giáo dục giúp đảng viên có những hiểu biết, kiến thức mới có hệ thống và cụ thể để vận dụng vào công tác, cuộc sống, nhất là những kiến thức về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng XHCN, về pháp luật. Qua các chương trình giáo dục đó, ngồi việc trang bị tri thức, niềm tin và năng lực sản xuất kinh doanh cịn góp phần xây dựng tư duy mới cho cán bộ đảng viên giúp họ thay đổi cách làm ăn trong cơ chế mới, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc cung cấp cho CB, ĐV những kiến thức mới, phong phú, đa dạng để góp phần thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, tạo ngành nghề mới, hình thành và củng cố ý thức coi trọng khoa học - công nghệ, ý thức tìm kiếm thị trường, tuân thủ pháp luật... trong sản xuất, kinh doanh.
Các chương trình giáo dục lý luận chính trị giúp CB, ĐV quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ và ý thức lãnh đạo của cấp uỷ, chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của CB, ĐV, góp phần vào kết quả chỉnh đốn, đổi mới TCCSĐ và nâng cao chất lượng đảng viên.
Cơng tác giáo dục lý luận chính trị ở các huyện đã và đang tập trung làm tốt các vấn đề: tăng cường giáo dục lý luận chính trị, nâng cao khả năng vận
dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng vào hoàn cảnh mới ở nước ta, đấu tranh chống lại những quan điểm chính trị sai trái, khắc phục những biểu hiện mơ hồ về đấu tranh giai cấp, về các vấn đề CT-XH; tăng cường giáo dục truyền thống chính trị của dân tộc, của địa phương, đặc biệt là truyền thống yêu nước, yêu quê hương, truyền thống cách mạng đưới sự lãnh đạo của Đảng cho quần chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Công tác tuyên truyền
Thông qua các binh chủng, các công cụ, phương tiện, các đảng bộ huyện ở Nghệ An tập trung tuyên truyền đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến quần chúng nhân dân; nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân về mọi mặt của đời sống xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống, phát huy dân chủ, động viên nhân dân tham gia quán lý xã hội.
Nhiều địa phương, cơ sở ở các huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khá phong phú và hiệu quả như hình thức sân khấu hố các chủ trương, chính sách; tổ chức kể chuyện, toạ đàm, diễn đàn; tổ chức các cuộc thi, thông tin lưu động; lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục trong các hoạt động văn hố, thể thao... động viên đơng đảo CB, ĐV và nhân dân tham gia làm CTTT.
Công tác tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên được các đảng bộ huyện xác định là công cụ quan trọng hàng đầu trong CTTT. Tuyên truyền miệng đã trở thành kênh thơng tin chủ yếu và chính thống nhằm phổ biến, quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước, thơng báo kịp thời và có định hướng các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng bỏng mà dư luận quan tâm. Nhờ đó, đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư